Các nhà khoa học đã phát hiện 3 loài thú quý còn sống từ thời nguyên thủy ở dãy núi Cape Melville trên bán đảo Cape York, Queensland, Australia. Phát hiện bao gồm một con tắc kè đuôi lá kỳ lạ, một con thằn lằn bóng chân ngắn, màu vàng, một con ếch màu vàng, đốm nâu, sống trong các khe đá mòn. Đây đều là các loài chưa được biết đến từ trước đến nay và các nhà khoa học đã thực sự sốc khi biết chúng đã tồn tại ở đây hàng triệu năm trong một khu vực mà không bị tuyệt chủng. Tắc kè đuôi lá là phát hiện quan trọng nhất. Nó có vẻ ngoài "nguyên thủy", dài 20 cm. Sinh vật này mang dấu ấn cổ xưa từ thời điểm rừng nhiệt đới bao phủ khắp Australia. Núi lửa đang hoạt động mạnh mẽ dưới băng Nam Cực. Nghiên cứu mới của các nhà khoa học cho thấy sâu dưới lớp băng bao phủ Nam Cực, núi lửa vẫn còn hoạt động rất ác liệt và cảnh báo một đợt phun trào núi lửa sắp xảy ra. Đây là nghiên cứu đầu tiên xác nhận nghi ngờ về hoạt động của núi lửa bên dưới thềm băng Nam Cực. Các nhà khoa học đã tìm thấy loạt núi lửa kỳ lạ trên trong vùng Marie Byrd Land - phía Tây Nam cực. Kenya phát hiện nước ngầm đủ dùng cho 70 năm. Turkana là một trong những vùng đất khô hạn và nghèo nhất quốc gia Đông Phi, có đến 17 triệu trong tổng số 41 triệu người dân Kenya không được tiếp cận nguồn nước sạch. Nhờ vào ảnh vệ tinh và ra đa nên các chuyên gia đã phát hiện ra hai tầng nước ngầm tại vùng lòng chảo Turkana và Lotikipi. Nguồn nước được phát hiện có trữ lượng tới 250 tỷ m3, có thể cung cấp nước sinh hoạt và canh tác cho cả đất nước Kenya trong vòng 70 năm. Hang động có hệ thống thời tiết riêng. Các nhà thám hiểm từng rất ngạc nhiên khi bước vào khu vực hang động Nhị Vương Động ở Trung Quốc bởi nơi đây ngoài không gian rộng lớn thì còn có hệ thống thời tiết riêng với nhiều dải sương mù và những đám mây bềnh bồng bên trong. Những hang động ở đây có nguồn nước, thảm thực vật riêng và trần cao hàng trăm mét. Nhiều khu vực trong hang động có khí hậu ấm áp dễ chịu.
Các nhà khoa học đã phát hiện 3 loài thú quý còn sống từ thời nguyên thủy ở dãy núi Cape Melville trên bán đảo Cape York, Queensland, Australia. Phát hiện bao gồm một con tắc kè đuôi lá kỳ lạ, một con thằn lằn bóng chân ngắn, màu vàng, một con ếch màu vàng, đốm nâu, sống trong các khe đá mòn.
Đây đều là các loài chưa được biết đến từ trước đến nay và các nhà khoa học đã thực sự sốc khi biết chúng đã tồn tại ở đây hàng triệu năm trong một khu vực mà không bị tuyệt chủng. Tắc kè đuôi lá là phát hiện quan trọng nhất. Nó có vẻ ngoài "nguyên thủy", dài 20 cm. Sinh vật này mang dấu ấn cổ xưa từ thời điểm rừng nhiệt đới bao phủ khắp Australia.
Núi lửa đang hoạt động mạnh mẽ dưới băng Nam Cực. Nghiên cứu mới của các nhà khoa học cho thấy sâu dưới lớp băng bao phủ Nam Cực, núi lửa vẫn còn hoạt động rất ác liệt và cảnh báo một đợt phun trào núi lửa sắp xảy ra.
Đây là nghiên cứu đầu tiên xác nhận nghi ngờ về hoạt động của núi lửa bên dưới thềm băng Nam Cực. Các nhà khoa học đã tìm thấy loạt núi lửa kỳ lạ trên trong vùng Marie Byrd Land - phía Tây Nam cực.
Kenya phát hiện nước ngầm đủ dùng cho 70 năm. Turkana là một trong những vùng đất khô hạn và nghèo nhất quốc gia Đông Phi, có đến 17 triệu trong tổng số 41 triệu người dân Kenya không được tiếp cận nguồn nước sạch.
Nhờ vào ảnh vệ tinh và ra đa nên các chuyên gia đã phát hiện ra hai tầng nước ngầm tại vùng lòng chảo Turkana và Lotikipi. Nguồn nước được phát hiện có trữ lượng tới 250 tỷ m3, có thể cung cấp nước sinh hoạt và canh tác cho cả đất nước Kenya trong vòng 70 năm.
Hang động có hệ thống thời tiết riêng. Các nhà thám hiểm từng rất ngạc nhiên khi bước vào khu vực hang động Nhị Vương Động ở Trung Quốc bởi nơi đây ngoài không gian rộng lớn thì còn có hệ thống thời tiết riêng với nhiều dải sương mù và những đám mây bềnh bồng bên trong.
Những hang động ở đây có nguồn nước, thảm thực vật riêng và trần cao hàng trăm mét. Nhiều khu vực trong hang động có khí hậu ấm áp dễ chịu.