Cua đỏ. Mỗi năm, đảo Christmas, một lãnh thổ nhỏ của nước Australia được bao phủ bởi 60 triệu con cua đỏ, di cư với quy mô lớn ra vùng bờ biển để sinh sản. Mỗi con cua phải vượt qua một đoạn đường dài 8 cây số trong vòng 9 đến 18 ngày. Đến mùa sinh sản, cua tiết ra nhiều nội tiết tố hyperglycemic giáp xác (CHH) giúp tăng lượng đường glucoza trong máu, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cuộc hành trình dài. Đến được bờ biển, cua cái sẽ giao phối với cua đực trong các hang đã được con đực đào sẵn, và sau khi giao phối cua cái tiếp tục bò ra biển để đẻ trứng. Trái với các loài cua đất khác trên đảo, cua đỏ là loài giáp xác duy nhất có con đực cùng đồng hành với con cái trong chuyến thiên di ra biển. Vào các buổi tối từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm, trên bầu trời bang Texas, Mỹ tràn ngập hình ảnh hàng đàn dơi thuộc họ dơi thò đuôi đi kiếm ăn đêm. Loài dơi này bay quãng đường lên đến 160 km trong một buổi tối để kiếm côn trùng ăn. Có khoảng 100 triệu con dơi sống ở miền trung bang Texas. Đàn dơi lớn nhất thế giới, khoảng 20 triệu con, sống trong hang ở TP San Antonio thuộc bang này. Mỗi đêm, chúng ăn khoảng 1.000 tấn côn trùng, sâu bọ. Đàn dơi bay kỳ lạ ở Texas thu hút sự tò mò của khách du lịch, được biết, lũ dơi đem lại 8 triệu USD doanh thu du lịch sinh thái mỗi năm. Châu chấu sa mạc thường là côn trùng nhút nhát và cô độc sống ở các vùng khô từ Bắc Phi đến Ấn Độ. Nhưng khi chúng phải tập hợp cùng với nhau, nhiều người sẽ phải choáng vì sự đoàn kết của chúng. Khi loài châu chấu này cùng “tụ họp”, màu da chúng sẽ chuyển từ nâu vàng và màu xanh lá cây sang màu đen và màu vàng. Chúng cũng trở nên hung dữ hơn. Một bầy châu chấu khi tụ tập sẽ có số lượng lên đến hàng nghìn con. Chúng bay theo bầy đàn và tấn công các vụ mùa của nông dân. Nghiêm trọng nhất là vụ châu chấu tấn công nước Australia năm 2004, một làn sóng châu chấu khổng lồ di chuyển về khu vực phía Bắc bang New South Wales, nơi chúng bắt đầu đẻ trứng, sau khi chúng tấn công bang Queensland. Hàng triệu con bướm Monarch vào mùa di cư sẽ bay đi cùng nhau tạo nên cảnh tưởng tuyệt đẹp, hàng triệu đôi cánh màu đỏ cam với những viền đen và đốm trắng đặc trưng, phủ kín cả bầu trời, tràn ngập cánh đồng, đậu kín những cây thông. Bướm Monarch còn được gọi là bướm vua. Nơi trú đông của bướm Monarch là đỉnh núi Urquhart, Michoacan, Mexico. Khu vực này hiện nay là di sản thế giới được gọi là khu dự trữ sinh quyển bướm Monarch và được Chính phủ Mexico bảo vệ bằng cách đưa vào danh sách bảo tồn sinh thái. Từng đàn chim sáo đá di cư trên bầu trời tạo thành vô vàn tạo hình kỳ thú. Mỗi năm, từ tháng 10 tới tháng 11, khắp bầu trời vùng Gretna Green xứ Scotland lại bao phủ một màu đen khổng lồ của hàng đàn chim sáo đá di cư, từ miền sinh sản thuộc Biển Bắc, Na Uy, qua xứ Bạch Dương để đến với làng quê nước Anh. Muôn vàn hình thù lạ mắt được tạo thành từ hàng nghìn chú chim sáo đá nhởn nhơ bay lượn. Lý do loài sáo đá di cư theo từng đàn khổng lồ là để bảo vệ lẫn nhau và tăng tốc độ bay. Với từng đàn chim lớn, vận tốc bay của chúng có thể lên tới 32km/h.
Cua đỏ. Mỗi năm, đảo Christmas, một lãnh thổ nhỏ của nước Australia được bao phủ bởi 60 triệu con cua đỏ, di cư với quy mô lớn ra vùng bờ biển để sinh sản. Mỗi con cua phải vượt qua một đoạn đường dài 8 cây số trong vòng 9 đến 18 ngày.
Đến mùa sinh sản, cua tiết ra nhiều nội tiết tố hyperglycemic giáp xác (CHH) giúp tăng lượng đường glucoza trong máu, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cuộc hành trình dài. Đến được bờ biển, cua cái sẽ giao phối với cua đực trong các hang đã được con đực đào sẵn, và sau khi giao phối cua cái tiếp tục bò ra biển để đẻ trứng. Trái với các loài cua đất khác trên đảo, cua đỏ là loài giáp xác duy nhất có con đực cùng đồng hành với con cái trong chuyến thiên di ra biển.
Vào các buổi tối từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm, trên bầu trời bang Texas, Mỹ tràn ngập hình ảnh hàng đàn dơi thuộc họ dơi thò đuôi đi kiếm ăn đêm. Loài dơi này bay quãng đường lên đến 160 km trong một buổi tối để kiếm côn trùng ăn.
Có khoảng 100 triệu con dơi sống ở miền trung bang Texas. Đàn dơi lớn nhất thế giới, khoảng 20 triệu con, sống trong hang ở TP San Antonio thuộc bang này. Mỗi đêm, chúng ăn khoảng 1.000 tấn côn trùng, sâu bọ. Đàn dơi bay kỳ lạ ở Texas thu hút sự tò mò của khách du lịch, được biết, lũ dơi đem lại 8 triệu USD doanh thu du lịch sinh thái mỗi năm.
Châu chấu sa mạc thường là côn trùng nhút nhát và cô độc sống ở các vùng khô từ Bắc Phi đến Ấn Độ. Nhưng khi chúng phải tập hợp cùng với nhau, nhiều người sẽ phải choáng vì sự đoàn kết của chúng. Khi loài châu chấu này cùng “tụ họp”, màu da chúng sẽ chuyển từ nâu vàng và màu xanh lá cây sang màu đen và màu vàng. Chúng cũng trở nên hung dữ hơn.
Một bầy châu chấu khi tụ tập sẽ có số lượng lên đến hàng nghìn con. Chúng bay theo bầy đàn và tấn công các vụ mùa của nông dân. Nghiêm trọng nhất là vụ châu chấu tấn công nước Australia năm 2004, một làn sóng châu chấu khổng lồ di chuyển về khu vực phía Bắc bang New South Wales, nơi chúng bắt đầu đẻ trứng, sau khi chúng tấn công bang Queensland.
Hàng triệu con bướm Monarch vào mùa di cư sẽ bay đi cùng nhau tạo nên cảnh tưởng tuyệt đẹp, hàng triệu đôi cánh màu đỏ cam với những viền đen và đốm trắng đặc trưng, phủ kín cả bầu trời, tràn ngập cánh đồng, đậu kín những cây thông.
Bướm Monarch còn được gọi là bướm vua. Nơi trú đông của bướm Monarch là đỉnh núi Urquhart, Michoacan, Mexico. Khu vực này hiện nay là di sản thế giới được gọi là khu dự trữ sinh quyển bướm Monarch và được Chính phủ Mexico bảo vệ bằng cách đưa vào danh sách bảo tồn sinh thái.
Từng đàn chim sáo đá di cư trên bầu trời tạo thành vô vàn tạo hình kỳ thú. Mỗi năm, từ tháng 10 tới tháng 11, khắp bầu trời vùng Gretna Green xứ Scotland lại bao phủ một màu đen khổng lồ của hàng đàn chim sáo đá di cư, từ miền sinh sản thuộc Biển Bắc, Na Uy, qua xứ Bạch Dương để đến với làng quê nước Anh.
Muôn vàn hình thù lạ mắt được tạo thành từ hàng nghìn chú chim sáo đá nhởn nhơ bay lượn. Lý do loài sáo đá di cư theo từng đàn khổng lồ là để bảo vệ lẫn nhau và tăng tốc độ bay. Với từng đàn chim lớn, vận tốc bay của chúng có thể lên tới 32km/h.