Nhiếp ảnh gia dưới nước Alex Tyrrell đã chụp hình bằng máy ảnh DSLR tiêu chuẩn. Bức hình cho thấy loài lươn biển, thường sống xung quanh các rạn san hô, có thể đạt chiều dài tối đa 80 cm. Alex sử dụng đèn strobe (dạng đèn flash) để chiếu sáng hệ thực vật và động vật dưới nước ở ngoài khơi bờ biển của Thái Lan và Indonesia. Đây là hình ảnh một con tôm bọ ngựa vàng. Hình ảnh với hiệu ứng siêu thực, tạo nên những sinh vật ngoài hành tinh ấn tượng. Hình ảnh này cho thấy một con cua biển ở mặt bên của san hô. Khi đeo mặt nạ huỳnh quang lặn xuống đáy đại dương, nhiếp ảnh gia đã nảy ra ý định nắm bắt các hiệu ứng trên máy ảnh. Hình ảnh một con cá ếch (Frogfish), bậc thầy về ngụy trang của đại dương. Nhiếp ảnh gia cho biết: “Tôi thích chụp ảnh huỳnh quang vì nó thú vị hơn rất nhiều so với các bức ảnh dưới nước bình thường”. Hình ảnh của một loài thân mềm xuất hiện bí ẩn dưới ống kính. Theo nhiếp ảnh gia, để chụp được những bức ảnh như thế này, ngoài chiếc máy ảnh DSLR tiêu chuẩn, với các đèn strobe bên ngoài, bạn cần phải kích thích các bộ lọc trong strobe để tạo hiệu ứng huỳnh quang và sau đó dùng bộ lọc Barrier Filter trên ống kính để tách bỏ ánh sáng màu xanh dư thừa. Alex cũng dùng thêm bộ lọc Barrier Filter màu vàng trên mặt nạ huỳnh quang, thực hiện nhiệm vụ tương tự như trên máy ảnh nhưng dùng cho mắt. Hình ảnh của loài Achaeus japonicus, còn được gọi là cua đười ươi. Nó có cánh tay tương đối dài, bao phủ bởi lông mịn. San hô não là tên được đặt cho loài san hô thuộc chi Faviidae vì bề mặt và rãnh của nó tương tự như của não người. San hô não sử dụng xúc tu để bắt thức ăn vào ban đêm. San hô ngọn đuốc, hay còn được gọi san hô kèn, có màu nâu hoặc màu xanh lá cây. Cá bàng chài mặt vàng. Khi không sử dụng ánh sáng tia UV, loài cá này có cơ thể màu xám, sống trong khu vực san hô dọc theo bờ biển. San hô staghorn còn được gọi là rừng xanh vì hình dáng tương đồng so với các khu rừng trên mặt đất.
Nhiếp ảnh gia dưới nước Alex Tyrrell đã chụp hình bằng máy ảnh DSLR tiêu chuẩn. Bức hình cho thấy loài lươn biển, thường sống xung quanh các rạn san hô, có thể đạt chiều dài tối đa 80 cm.
Alex sử dụng đèn strobe (dạng đèn flash) để chiếu sáng hệ thực vật và động vật dưới nước ở ngoài khơi bờ biển của Thái Lan và Indonesia. Đây là hình ảnh một con tôm bọ ngựa vàng.
Hình ảnh với hiệu ứng siêu thực, tạo nên những sinh vật ngoài hành tinh ấn tượng. Hình ảnh này cho thấy một con cua biển ở mặt bên của san hô.
Khi đeo mặt nạ huỳnh quang lặn xuống đáy đại dương, nhiếp ảnh gia đã nảy ra ý định nắm bắt các hiệu ứng trên máy ảnh. Hình ảnh một con cá ếch (Frogfish), bậc thầy về ngụy trang của đại dương.
Nhiếp ảnh gia cho biết: “Tôi thích chụp ảnh huỳnh quang vì nó thú vị hơn rất nhiều so với các bức ảnh dưới nước bình thường”. Hình ảnh của một loài thân mềm xuất hiện bí ẩn dưới ống kính.
Theo nhiếp ảnh gia, để chụp được những bức ảnh như thế này, ngoài chiếc máy ảnh DSLR tiêu chuẩn, với các đèn strobe bên ngoài, bạn cần phải kích thích các bộ lọc trong strobe để tạo hiệu ứng huỳnh quang và sau đó dùng bộ lọc Barrier Filter trên ống kính để tách bỏ ánh sáng màu xanh dư thừa.
Alex cũng dùng thêm bộ lọc Barrier Filter màu vàng trên mặt nạ huỳnh quang, thực hiện nhiệm vụ tương tự như trên máy ảnh nhưng dùng cho mắt.
Hình ảnh của loài Achaeus japonicus, còn được gọi là cua đười ươi. Nó có cánh tay tương đối dài, bao phủ bởi lông mịn.
San hô não là tên được đặt cho loài san hô thuộc chi Faviidae vì bề mặt và rãnh của nó tương tự như của não người. San hô não sử dụng xúc tu để bắt thức ăn vào ban đêm.
San hô ngọn đuốc, hay còn được gọi san hô kèn, có màu nâu hoặc màu xanh lá cây.
Cá bàng chài mặt vàng. Khi không sử dụng ánh sáng tia UV, loài cá này có cơ thể màu xám, sống trong khu vực san hô dọc theo bờ biển.
San hô staghorn còn được gọi là rừng xanh vì hình dáng tương đồng so với các khu rừng trên mặt đất.