Trong những ngày nắng nóng gay gắt, cơ thể con người đổ mồ hôi. Đây là việc cơ thể làm để duy trì thân nhiệt thích ứng với điều kiện của thời tiết.Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương (NOAA) cho hay vào những này nắng nóng, da của nhiều người sẽ trở nên ướt dính.Thậm chí, một số người cảm thấy việc hít thở cũng trở nên nặng nề. Các chuyên gia lý giải sự việc này liên quan đến độ ẩm trong không khí.Độ ẩm là chỉ số đo lường lượng hơi nước có mặt trong không khí. Khi độ ẩm càng cao thì cơ thể con người thoát nhiệt càng kém hiệu quả.Vào những ngày nắng nóng, độ ẩm trong không khí thấp hơn những ngày mưa. Vì vậy, con người thường đổ mồ hôi trên da khi thời tiết oi nóng.Điều này xuất phát từ việc cơ thể con người thường duy trì thân nhiệt xung quanh ngưỡng 37 độ C.Con người luôn giữ nhiệt độ trong khoảng 37 độ C trong bất kể thời tiết nào để các phản ứng sinh học trong cơ thể diễn ra bình thường.Vào mùa Hè, khi nhiệt độ trở nên quá nóng, cơ thể mỗi người phải tự làm mát theo 4 cơ chế: dẫn truyền nhiệt, đối lưu, bốc hơi và bức xạ.Khi nhiệt độ môi trường cao, cơ thể con người sẽ truyền ra các giọt mồ hôi đọng trên da, làm nóng chúng rồi bay hơi đi.Mồ hôi có thể giúp con người giải tỏa khoảng 35% nhiệt lượng nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện: uống bù nước liên tục để sinh mồ hôi và mồ hôi có thể bay hơi khỏi da nhanh chóng.Sau khi đổ mồ hôi qua da, chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Mời độc giả xem video: Hà Nội ghi nhận đợt nắng nóng dài nhất trong 50 năm. Nguồn: VTV24.
Trong những ngày nắng nóng gay gắt, cơ thể con người đổ mồ hôi. Đây là việc cơ thể làm để duy trì thân nhiệt thích ứng với điều kiện của thời tiết.
Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương (NOAA) cho hay vào những này nắng nóng, da của nhiều người sẽ trở nên ướt dính.
Thậm chí, một số người cảm thấy việc hít thở cũng trở nên nặng nề. Các chuyên gia lý giải sự việc này liên quan đến độ ẩm trong không khí.
Độ ẩm là chỉ số đo lường lượng hơi nước có mặt trong không khí. Khi độ ẩm càng cao thì cơ thể con người thoát nhiệt càng kém hiệu quả.
Vào những ngày nắng nóng, độ ẩm trong không khí thấp hơn những ngày mưa. Vì vậy, con người thường đổ mồ hôi trên da khi thời tiết oi nóng.
Điều này xuất phát từ việc cơ thể con người thường duy trì thân nhiệt xung quanh ngưỡng 37 độ C.
Con người luôn giữ nhiệt độ trong khoảng 37 độ C trong bất kể thời tiết nào để các phản ứng sinh học trong cơ thể diễn ra bình thường.
Vào mùa Hè, khi nhiệt độ trở nên quá nóng, cơ thể mỗi người phải tự làm mát theo 4 cơ chế: dẫn truyền nhiệt, đối lưu, bốc hơi và bức xạ.
Khi nhiệt độ môi trường cao, cơ thể con người sẽ truyền ra các giọt mồ hôi đọng trên da, làm nóng chúng rồi bay hơi đi.
Mồ hôi có thể giúp con người giải tỏa khoảng 35% nhiệt lượng nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện: uống bù nước liên tục để sinh mồ hôi và mồ hôi có thể bay hơi khỏi da nhanh chóng.
Sau khi đổ mồ hôi qua da, chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.
Mời độc giả xem video: Hà Nội ghi nhận đợt nắng nóng dài nhất trong 50 năm. Nguồn: VTV24.