Western Ghats (Ấn Độ) là vùng đất rộng tới 16.000 km2, được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Western Ghats nổi tiếng là vương quốc của loài hổ và rắn hổ mang chúa. Nơi mà số lượng loài hổ chúa còn nhiều nhất thế giới.
Các nhà khoa học cho rằng, môi trường sống phù hợp, được bảo vệ nghiêm ngặt, nên hổ chúa ở Western Ghats có điều kiện phát triển rất tốt, đạt kích thước cực đại. Chúng sống được tới 30 năm và chúng không bao giờ ngừng phát triển. Đó chính là lý do có thể gặp những con rắn chúa khổng lồ ở Western Ghats.
Các nhà khoa học nghiên cứu về hổ chúa từ khắp thế giới đã đến vùng đất này và ghi nhận hổ chúa ở đây có thể đạt kích cỡ tới 7m, nặng gần 20kg.
|
Ảnh minh họa |
Western Ghats là nơi ẩm ướt nhất hành tinh. 40% lượng nước của Ấn Độ được cung cấp bởi những con sông, suối bắt nguồn từ Western Ghats.
Môi trường ẩm ướt phù hợp với rất nhiều loài bò sát, gồm những loài có nọc độc, trong đó, hổ mang chúa thống trị các loài. Vì thế Western Ghats còn được coi là vùng đất chết chóc.
Việc bảo tồn loài hổ chúa ở vùng đất này rất thuận lợi, bởi người dân Western Ghats rất tôn trọng rắn hổ chúa, coi chúng như thần linh, không bao giờ giết loài rắn này. Người dân và loài rắn chúa có thể chung sống hòa bình, chấp nhận để chúng ở nhờ trong thời gian mới thay da. Con người không tấn công chúng, nên chúng cũng không có lý do để phản đòn.
Những gia đình sợ hãi loài hổ chúa, không muốn chúng ở trong nhà, thì có thể gọi nhân viên của các khu bảo tồn đến bắt chúng thả vào rừng. Ở Western Ghats, hàng ngàn nhân viên làm công việc cứu hộ rắn hổ chúa, cũng như các loài khác. Riêng công việc cứu hộ loài hổ mang chúa khi chúng lạc vào nhà dân cũng đã quá vất vả và nguy hiểm.
Hiện Western Ghats được coi là nơi mà số lượng loài hổ chúa còn nhiều nhất thế giới. Khu bảo tồn rắn hổ chúa đã được quy hoạch ở Western Ghats để bảo tồn loài rắn này.