Một trong những khám phá hay về tuổi thọ của rùa là loài rùa đã có mặt trên Trái đất hơn 200 triệu năm. Chúng tiến hóa trước cả những động vật có vú, chim, cá sấu, rắn, và thậm chí cả thằn lằn.Luôn nằm trong top những loài động vật trường thọ, những con rùa đồng thời cũng là loài động vật có xương sống có tuổi thọ cao nhất trên thế giới. Ở đảo Galapagos có một lão rùa tên là Harriet. Con rùa này được sinh ra từ trước khi Darwin đặt chân tới đây và đặt tên hòn đảo là đảo Rùa Galapagos. Năm 2006, Harriet chết ở tuổi 175.Tuy vậy, cụ rùa giữ kỷ lục sống lâu của loài rùa lại là Adwaita, một con rùa khổng lồ cũng sinh sống trên đảo Galapagos với tuổi thọ 250 tuổi.Hầu hết các loài rùa đều có thể sống trong thời gian rất dài, đến hàng trăm năm. Tuổi thọ trung bình của loài động vật này là 90 đến 150 năm.Tại sao loài rùa lại có tuổi thọ cao đến như vậy? Câu hỏi này đã thu hút nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực tế bào học, giải phẫu học, sinh lý học... tham gia nghiên cứu, nhằm đưa ra ánh sáng bí mật về tuổi thọ của rùa. Các nghiên cứu cho thấy, loài rùa gần như không lão hóa, không già đi mà mãi mãi ở lứa tuổi "vị thành niên".Về mặt sinh học, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng không có điều gì khác biệt giữa một chú rùa trẻ tuổi và một cụ rùa già hơn 100 tuổi. Điều này có nghĩa là khi đạt đến mức độ trưởng thành hoàn toàn về chức năng sống, cơ thể chú rùa sẽ đột ngột dừng lại và không già đi nữa.Bên cạnh những thông tin thú vị về sự "bất lão" của rùa, các nhà khoa học còn phát hiện ra tim của rùa không phải luôn luôn đập theo phản ứng với các dây thần kinh, có lúc nó thậm chí còn không đập. Nhiều nhà khoa học phỏng đoán, loài rùa có khả năng "bật - tắt" tim của chính mình khi chúng muốn.Ngoài ra, còn có nhà khoa học cho rằng tuổi thọ của rùa liên quan mật thiết đến cơ năng sinh lý như chuyển động chậm chạp, quá trình trao đổi chất diễn ra tương đối chậm và sự dẻo dai, bền bỉ.Đặc biệt, tuổi thọ của rùa không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của rùa. Điều đó có nghĩa là loài rùa có khả năng sinh sản không giới hạn tuổi.Một thông tin thú vị khác nữa là loài rùa ăn chay các thức ăn như hoa quả, lá cây sống lâu hơn những loài rùa ăn tạp hoặc ăn thịt. Mặc dù luôn đứng đầu những danh sách về tuổi thọ trong thế giới động vật nhưng không phải con rùa nào cũng sống thọ. Chúng có thể chết do bệnh tật, tai nạn hay yếu tố bên ngoài khác.
Một trong những khám phá hay về tuổi thọ của rùa là loài rùa đã có mặt trên Trái đất hơn 200 triệu năm. Chúng tiến hóa trước cả những động vật có vú, chim, cá sấu, rắn, và thậm chí cả thằn lằn.
Luôn nằm trong top những loài động vật trường thọ, những con rùa đồng thời cũng là loài động vật có xương sống có tuổi thọ cao nhất trên thế giới. Ở đảo Galapagos có một lão rùa tên là Harriet. Con rùa này được sinh ra từ trước khi Darwin đặt chân tới đây và đặt tên hòn đảo là đảo Rùa Galapagos. Năm 2006, Harriet chết ở tuổi 175.
Tuy vậy, cụ rùa giữ kỷ lục sống lâu của loài rùa lại là Adwaita, một con rùa khổng lồ cũng sinh sống trên đảo Galapagos với tuổi thọ 250 tuổi.
Hầu hết các loài rùa đều có thể sống trong thời gian rất dài, đến hàng trăm năm. Tuổi thọ trung bình của loài động vật này là 90 đến 150 năm.
Tại sao loài rùa lại có tuổi thọ cao đến như vậy? Câu hỏi này đã thu hút nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực tế bào học, giải phẫu học, sinh lý học... tham gia nghiên cứu, nhằm đưa ra ánh sáng bí mật về tuổi thọ của rùa. Các nghiên cứu cho thấy, loài rùa gần như không lão hóa, không già đi mà mãi mãi ở lứa tuổi "vị thành niên".
Về mặt sinh học, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng không có điều gì khác biệt giữa một chú rùa trẻ tuổi và một cụ rùa già hơn 100 tuổi. Điều này có nghĩa là khi đạt đến mức độ trưởng thành hoàn toàn về chức năng sống, cơ thể chú rùa sẽ đột ngột dừng lại và không già đi nữa.
Bên cạnh những thông tin thú vị về sự "bất lão" của rùa, các nhà khoa học còn phát hiện ra tim của rùa không phải luôn luôn đập theo phản ứng với các dây thần kinh, có lúc nó thậm chí còn không đập. Nhiều nhà khoa học phỏng đoán, loài rùa có khả năng "bật - tắt" tim của chính mình khi chúng muốn.
Ngoài ra, còn có nhà khoa học cho rằng tuổi thọ của rùa liên quan mật thiết đến cơ năng sinh lý như chuyển động chậm chạp, quá trình trao đổi chất diễn ra tương đối chậm và sự dẻo dai, bền bỉ.
Đặc biệt, tuổi thọ của rùa không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của rùa. Điều đó có nghĩa là loài rùa có khả năng sinh sản không giới hạn tuổi.
Một thông tin thú vị khác nữa là loài rùa ăn chay các thức ăn như hoa quả, lá cây sống lâu hơn những loài rùa ăn tạp hoặc ăn thịt. Mặc dù luôn đứng đầu những danh sách về tuổi thọ trong thế giới động vật nhưng không phải con rùa nào cũng sống thọ. Chúng có thể chết do bệnh tật, tai nạn hay yếu tố bên ngoài khác.