Loài rươi (tên khoa học: Tylorrhynchus heterochaetus) là động vật không xương sống, thuộc họ giun có nhiều tơ và nhiều chân. Chúng chỉ có rải rác ở một số tỉnh địa phương đồng bằng vùng trũng, diện tích đất ngập úng, có con nước thủy triều lên xuống của các con sông, con lạch nhỏ, nước lợ.Rươi còn được gọi với tên khác là rồng đất, cấu tạo gồm 3 phần: đầu, thân và thùy đuôi. Mùa sinh sản chính của rươi là tháng 5-6 (rươi chiêm) và tháng 10-11 (rươi mùa).Rươi có chứa nhiều chất dinh dưỡng và có thể được chế biến được thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng như mắm rươi, rươi nấu riêu, rươi xào củ niễng, kho, hấp… trong đó nổi tiếng nhất là món chả rươi. Đặc biệt, rươi có giá thành cao lên đến hơn nửa triệu đồng một kg.Dù là món ăn giàu giá trị dinh dưỡng nhưng thành phần đạm trong rươi lại rất dễ gây dị ứng. Vì vậy mà người có cơ địa dị ứng hoặc đã từng dị ứng khi ăn hải sản không nên ăn rươi. Phụ nữ mang thai cũng không nên ăn món này.Người ta có thể tìm thấy rươi ở nhiều tầng nước. Chúng tìm kiếm thức ăn trong các đám rong, cỏ biển, ẩn núp dưới đá hay giấu mình trong cát hay bùn. Rươi có thể sống 3-4 ngày trong môi trường thiếu nước.Rươi bao gồm các cá thể đực và cái. Tuy nhiên, để phân biệt giới tính đực cái của rươi là điều rất khó khăn. Đặc biệt, ở rươi có sự tiếp nối của hai phương thức sinh sản vô tính và hữu tính.
Loài rươi (tên khoa học: Tylorrhynchus heterochaetus) là động vật không xương sống, thuộc họ giun có nhiều tơ và nhiều chân. Chúng chỉ có rải rác ở một số tỉnh địa phương đồng bằng vùng trũng, diện tích đất ngập úng, có con nước thủy triều lên xuống của các con sông, con lạch nhỏ, nước lợ.
Rươi còn được gọi với tên khác là rồng đất, cấu tạo gồm 3 phần: đầu, thân và thùy đuôi. Mùa sinh sản chính của rươi là tháng 5-6 (rươi chiêm) và tháng 10-11 (rươi mùa).
Rươi có chứa nhiều chất dinh dưỡng và có thể được chế biến được thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng như mắm rươi, rươi nấu riêu, rươi xào củ niễng, kho, hấp… trong đó nổi tiếng nhất là món chả rươi. Đặc biệt, rươi có giá thành cao lên đến hơn nửa triệu đồng một kg.
Dù là món ăn giàu giá trị dinh dưỡng nhưng thành phần đạm trong rươi lại rất dễ gây dị ứng. Vì vậy mà người có cơ địa dị ứng hoặc đã từng dị ứng khi ăn hải sản không nên ăn rươi. Phụ nữ mang thai cũng không nên ăn món này.
Người ta có thể tìm thấy rươi ở nhiều tầng nước. Chúng tìm kiếm thức ăn trong các đám rong, cỏ biển, ẩn núp dưới đá hay giấu mình trong cát hay bùn. Rươi có thể sống 3-4 ngày trong môi trường thiếu nước.
Rươi bao gồm các cá thể đực và cái. Tuy nhiên, để phân biệt giới tính đực cái của rươi là điều rất khó khăn. Đặc biệt, ở rươi có sự tiếp nối của hai phương thức sinh sản vô tính và hữu tính.