Nha đam còn được gọi là cây lô hội, long thủ, cây dứa Tàu. Loài cây này thường được trồng để vừa làm cảnh vừa làm thuốc. Nha đam có vị đắng, tính mát, được sử dụng trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm.Nha đam có nguồn gốc từ Bắc Phi. Loài cây này chịu hạn hán và khô nóng rất tốt. Ở nước ta, nha đam mọc nhiều ở các vùng Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận.Hiện nay, có khoảng 300 loài nha đam khác nhau. Nha đam rất dễ sống và có thể được nhân giống bằng phương pháp vô tính theo 2 cách: sử dụng lá nha đam hoặc cắt bỏ đọt cây mẹ.Nha đam chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng virút và giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp tiêu sưng, giải dị ứng và làm lành vết thương, mau lên da non. Bên cạnh đó, trong nha đam còn chứa nhiều men tiêu hoá giúp ăn ngon và làm thuốc bổ.Ngoài ra, nha đam còn chứa nhiều axít amin, các vitamin như B1, B5, B6, B12, C, A, E, các khoáng tố vi lượng như Ca, P, Cu, Fe, Mn, Mg, Na, K; các chất có khả năng chống oxy hoá tế bào, nhuận trường, giải độc, chống táo bón.Mặc dù nha đam có nhiều công dụng nhưng nếu ăn một lượng lớn nha đam hoặc dùng trong thời gian dài có thể gây tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, bị co thắt bụng, nôn mửa, có hiện tượng tích luỹ và gây rối loạn tiêu hoá.Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người bị bệnh trĩ, viêm ruột được khuyến cáo không nên sử dụng nha đam.
Nha đam còn được gọi là cây lô hội, long thủ, cây dứa Tàu. Loài cây này thường được trồng để vừa làm cảnh vừa làm thuốc. Nha đam có vị đắng, tính mát, được sử dụng trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm.
Nha đam có nguồn gốc từ Bắc Phi. Loài cây này chịu hạn hán và khô nóng rất tốt. Ở nước ta, nha đam mọc nhiều ở các vùng Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận.
Hiện nay, có khoảng 300 loài nha đam khác nhau. Nha đam rất dễ sống và có thể được nhân giống bằng phương pháp vô tính theo 2 cách: sử dụng lá nha đam hoặc cắt bỏ đọt cây mẹ.
Nha đam chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng virút và giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp tiêu sưng, giải dị ứng và làm lành vết thương, mau lên da non. Bên cạnh đó, trong nha đam còn chứa nhiều men tiêu hoá giúp ăn ngon và làm thuốc bổ.
Ngoài ra, nha đam còn chứa nhiều axít amin, các vitamin như B1, B5, B6, B12, C, A, E, các khoáng tố vi lượng như Ca, P, Cu, Fe, Mn, Mg, Na, K; các chất có khả năng chống oxy hoá tế bào, nhuận trường, giải độc, chống táo bón.
Mặc dù nha đam có nhiều công dụng nhưng nếu ăn một lượng lớn nha đam hoặc dùng trong thời gian dài có thể gây tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, bị co thắt bụng, nôn mửa, có hiện tượng tích luỹ và gây rối loạn tiêu hoá.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người bị bệnh trĩ, viêm ruột được khuyến cáo không nên sử dụng nha đam.