Bướm đuôi lá xanh. Bướm đuôi dài xanh ngày càng hiếm do diện tích rừng bị thu hẹp nhanh, vì vậy mà nó đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Loài bướm này rất được ưa chuộng để sưu tập do có màu sắc và hình dáng lạ mắt. Đây là loài bướm lớn, có đuôi dài với kích thước sải cánh từ 180 - 190 mm.
Bướm phượng Aturus. Bướm phượng Aturus còn được gọi là bướm công xanh. Đây là loài bướm lớn và có hình dáng, màu sắc đẹp thường thấy trong rừng. Ở nước ta, bướm công xanh thường phân bố ở các khu rừng miền bắc và miền trung. Bướm hổ vằn. Bướm hổ vằn nổi bật với bộ cánh vô cùng bắt mắt. Đây là loài bướm phổ biến và xuất hiện quanh năm ở nước ta. Thức ăn của chúng là loài cây có độc.Bướm hổ vằn có màu cam sậm với màu đen chạy dọc các đường gân cánh rõ ràng. Loài bướm này sống ở các độ cao khác nhau và các môi trường khác nhau trừ các rừng nguyên sinh ở độ cao trên 700m. Bướm báo hoa đỏ. Bướm báo hoa đỏ thường gặp ở khoảng trắng trong rừng hoặc ở khu dân cư. Đây là loài bướm có kích thước tuy không lớn nhưng rất đẹp và hấp dẫn. Bướm báo hoa đỏ có màu cam đỏ với diềm cánh dạng răng cưa rất sâu, nhọn, viền đen, vùng trung tâm cánh sau có phần nhỏ đóng. Con đực và con cái có màu sắc khác nhau. Bướm lá khô. Bướm lá khô còn có tên gọi khác là bướm lá sồi dải cam. Đây là loài bướm nổi tiếng vớ khả năng ngụy trang để lẩn trốn kẻ thù. Khi chúng đậu và khép cánh lại, mặt dưới cánh giống hệt như một chiếc lá khô. Với phần đuôi cánh sau kéo dài như một chiếc cuống lá và một đường màu nâu kéo dài đến chót cánh trước tạo thành gân chính của lá. Bướm kiếm. Bướm kiếm có hình thái đẹp và giá trị thương mại cao. Loài bướm hiếm này còn có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, sống ở vùng núi cao thuộc các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Kon Tum và Lâm Đồng.
Bướm đuôi lá xanh. Bướm đuôi dài xanh ngày càng hiếm do diện tích rừng bị thu hẹp nhanh, vì vậy mà nó đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Loài bướm này rất được ưa chuộng để sưu tập do có màu sắc và hình dáng lạ mắt. Đây là loài bướm lớn, có đuôi dài với kích thước sải cánh từ 180 - 190 mm.
Bướm phượng Aturus. Bướm phượng Aturus còn được gọi là bướm công xanh. Đây là loài bướm lớn và có hình dáng, màu sắc đẹp thường thấy trong rừng. Ở nước ta, bướm công xanh thường phân bố ở các khu rừng miền bắc và miền trung.
Bướm hổ vằn. Bướm hổ vằn nổi bật với bộ cánh vô cùng bắt mắt. Đây là loài bướm phổ biến và xuất hiện quanh năm ở nước ta. Thức ăn của chúng là loài cây có độc.Bướm hổ vằn có màu cam sậm với màu đen chạy dọc các đường gân cánh rõ ràng. Loài bướm này sống ở các độ cao khác nhau và các môi trường khác nhau trừ các rừng nguyên sinh ở độ cao trên 700m.
Bướm báo hoa đỏ. Bướm báo hoa đỏ thường gặp ở khoảng trắng trong rừng hoặc ở khu dân cư. Đây là loài bướm có kích thước tuy không lớn nhưng rất đẹp và hấp dẫn. Bướm báo hoa đỏ có màu cam đỏ với diềm cánh dạng răng cưa rất sâu, nhọn, viền đen, vùng trung tâm cánh sau có phần nhỏ đóng. Con đực và con cái có màu sắc khác nhau.
Bướm lá khô. Bướm lá khô còn có tên gọi khác là bướm lá sồi dải cam. Đây là loài bướm nổi tiếng vớ khả năng ngụy trang để lẩn trốn kẻ thù. Khi chúng đậu và khép cánh lại, mặt dưới cánh giống hệt như một chiếc lá khô. Với phần đuôi cánh sau kéo dài như một chiếc cuống lá và một đường màu nâu kéo dài đến chót cánh trước tạo thành gân chính của lá.
Bướm kiếm. Bướm kiếm có hình thái đẹp và giá trị thương mại cao. Loài bướm hiếm này còn có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, sống ở vùng núi cao thuộc các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Kon Tum và Lâm Đồng.