Bọ phân hay có tên khác là bọ hung, là một nhóm các loài bọ cánh cứng thuộc họ Scarabaeoidea, bộ Bọ cánh cứng. Sở dĩ có cá tên là bọ phân bởi loài này sống trên phân, thậm chí đi đâu chúng cũng lăn theo một cục phân bự. (Nguồn Africa Geographic)Thực tế, bọ phân thích ăn chất thải của động vật ăn cỏ nhất, tuy nhiên chúng lại bị thu hút bởi chất thải của động vật ăn tạp bởi chất thải của động vật ăn tạp có mùi "hấp dẫn" hơn. (Nguồn Africa Geographic)Thân hình bọ phân thô thiển, đầu dạng cái mai, chân trước dạng cái xẻng và đầu nhọn hơi cong. Cấu tạo cơ thể này hết sức thích hợp cho công việc của chúng mà không phải dùng hết sức lực. (Nguồn Africa Geographic)Khi phát hiện ra chất thải, bọ phân sẽ dùng đầu tựa như cái xẻng và chân trước để xúc phân ướt và đất ướt gộp lại với nhau rồi ve thành dạng cầu để dễ dàng đẩy về phía trước hơn. Mặc dù càng đẩy viên phân sẽ càng to nhưng bọ phân vẫn kiên nhẫn di chuyển bất chấp mọi chướng ngại vật. (Nguồn Africa Geographic)Khi đẩy viên phân, thường thì bọ phân bố ở phía trước và lấy chân sau đẩy viên phân về phía sau theo kiểu bò lùi lại, bọ phân mẹ bám ở phía bên cục phân, để mặc cho ông bố đẩy viên phân. (Nguồn Africa Geographic)Chỉ khi chọn được địa điểm thích hợp, vợ chồng bọ phân mới dừng lại, đào đất chỗ dưới viên phân tạo thành cái lỗ và lấp viên phân lại. Sau đó, bọ phân mẹ sẽ đào một cái lỗ trên viên phân, đẻ trứng vào đó rồi cẩn thận lấp lớp đất dày sao cho cuối cùng bằng với mặt đất mới thôi. (Nguồn Africa Geographic)Tiếp đó chúng lại vội vàng làm viên phân thứ hai ở chỗ khác để đẻ trứng. (Nguồn Africa Geographic)Sở dĩ bọ phân bố mẹ phải cẩn trọng như vậy bởi những viên phân chính là chất dinh dưỡng chuẩn bị cho con non sắp ra đời. Chúng muốn những con non được ra đời với sự chuẩn bị tốt nhất. Những viên phân này còn được gọi là bóng ấp của bọ phân. (Nguồn Africa Geographic)Đặc biệt, những quả bóng ấp này thường nặng gấp 50 lần trọng lượng cơ thể của bọ phân. Kỷ lục được ghi nhận là có một con bọ phân bố đã đẩy bóng ấp nặng gấp 1141 lần trọng lượng của nó. Điều đó tương đương với một người nặng 90kg đẩy một chiếc xe tải 102 tấn. (Nguồn Africa Geographic)Thêm một điều thú vị khác về loài bọ cánh cứng lạ lùng này, bọ phân là loài khá truyền thống, ngay cả trong cách sinh hoạt gia đình. Những con bọ phân mẹ thường ở nhà chăm sóc đàn con nhỏ trong khi bọ phân bố đi kiếm thức ăn nuôi cả gia đình. (Nguồn Africa Geographic)
Bọ phân hay có tên khác là bọ hung, là một nhóm các loài bọ cánh cứng thuộc họ Scarabaeoidea, bộ Bọ cánh cứng. Sở dĩ có cá tên là bọ phân bởi loài này sống trên phân, thậm chí đi đâu chúng cũng lăn theo một cục phân bự. (Nguồn Africa Geographic)
Thực tế, bọ phân thích ăn chất thải của động vật ăn cỏ nhất, tuy nhiên chúng lại bị thu hút bởi chất thải của động vật ăn tạp bởi chất thải của động vật ăn tạp có mùi "hấp dẫn" hơn. (Nguồn Africa Geographic)
Thân hình bọ phân thô thiển, đầu dạng cái mai, chân trước dạng cái xẻng và đầu nhọn hơi cong. Cấu tạo cơ thể này hết sức thích hợp cho công việc của chúng mà không phải dùng hết sức lực. (Nguồn Africa Geographic)
Khi phát hiện ra chất thải, bọ phân sẽ dùng đầu tựa như cái xẻng và chân trước để xúc phân ướt và đất ướt gộp lại với nhau rồi ve thành dạng cầu để dễ dàng đẩy về phía trước hơn. Mặc dù càng đẩy viên phân sẽ càng to nhưng bọ phân vẫn kiên nhẫn di chuyển bất chấp mọi chướng ngại vật. (Nguồn Africa Geographic)
Khi đẩy viên phân, thường thì bọ phân bố ở phía trước và lấy chân sau đẩy viên phân về phía sau theo kiểu bò lùi lại, bọ phân mẹ bám ở phía bên cục phân, để mặc cho ông bố đẩy viên phân. (Nguồn Africa Geographic)
Chỉ khi chọn được địa điểm thích hợp, vợ chồng bọ phân mới dừng lại, đào đất chỗ dưới viên phân tạo thành cái lỗ và lấp viên phân lại. Sau đó, bọ phân mẹ sẽ đào một cái lỗ trên viên phân, đẻ trứng vào đó rồi cẩn thận lấp lớp đất dày sao cho cuối cùng bằng với mặt đất mới thôi. (Nguồn Africa Geographic)
Tiếp đó chúng lại vội vàng làm viên phân thứ hai ở chỗ khác để đẻ trứng. (Nguồn Africa Geographic)
Sở dĩ bọ phân bố mẹ phải cẩn trọng như vậy bởi những viên phân chính là chất dinh dưỡng chuẩn bị cho con non sắp ra đời. Chúng muốn những con non được ra đời với sự chuẩn bị tốt nhất. Những viên phân này còn được gọi là bóng ấp của bọ phân. (Nguồn Africa Geographic)
Đặc biệt, những quả bóng ấp này thường nặng gấp 50 lần trọng lượng cơ thể của bọ phân. Kỷ lục được ghi nhận là có một con bọ phân bố đã đẩy bóng ấp nặng gấp 1141 lần trọng lượng của nó. Điều đó tương đương với một người nặng 90kg đẩy một chiếc xe tải 102 tấn. (Nguồn Africa Geographic)
Thêm một điều thú vị khác về loài bọ cánh cứng lạ lùng này, bọ phân là loài khá truyền thống, ngay cả trong cách sinh hoạt gia đình. Những con bọ phân mẹ thường ở nhà chăm sóc đàn con nhỏ trong khi bọ phân bố đi kiếm thức ăn nuôi cả gia đình. (Nguồn Africa Geographic)