Một nhóm các chuyên gia đã tiến hành hàng loạt thí nghiệm vào năm 2011 tại Đại học Radboud Nijmegen (Hà Lan) để tìm ra câu trả lời cho dự án “Liệu con người còn ý thức sau khi bị chặt đầu?”.Câu hỏi này xuất phát từ những sự kiện khá rùng rợn đã được ghi nhận trong lịch sử. Đầu tiên là hoàng hậu Anne Boleyn (1501 - 1536) và vua Charles I (1625 - 1649) của Anh, cả hai vẫn đều có thể cố gắng nói chuyện sau khi bị chặt đầu bằng rìu và gươm.Tiếp theo là trường hợp của Charlotte Corday bị hành quyết bằng máy chém ở Phám năm 1793. Tuy đầu của nữ sát thủ đã rơi xuống nhưng vẫn biết nhăn mặt khi bị một người thợ mộc nhặt đầu lên và tát vào má.Năm 1795, theo báo cáo của bác sĩ người Đức Sommering, một nạn nhân bị chặt đầu thậm chí còn nghiến răng khi thấy một bác sĩ dùng ngón tay chọc vào hậu môn mình. Khi đó, nạn nhân này đã “đầu lìa khỏi cổ”.Đặc biệt là trường hợp của tên tội phạm Henri Languille khiến nhiều người kinh hãi. Sau khi bị xử tử, mắt Henri vẫn mở trừng trừng và gọi tên đao phủ trong suốt 25-30 giây.Để nghiên cứu những hiện tượng kỳ lạ này, các nhà khoa học gắn máy đo điện não đồ vào đầu những con chuột thí nghiệm. Sau đó, họ chặt đầu chúng và tiến hành đo sóng não của cái đầu bị rời ra.Kết quả cho thấy, trong vòng khoảng 4 giây, sóng não của chuột vẫn còn tồn tại với tần số 13-100Hz. Tần số này chỉ ra rằng trong 4 giây ngắn ngủi trên, não chuột vẫn còn ý thức và nhận thức.Tương tự như thế, các nhà khoa học suy luận rằng hiện tượng ý thức còn tồn tại sau khi con người bị chặt đầu là hoàn toàn có thật.Họ lý giải rằng sau khi đầu bị chặt, trong khoảng thời gian vài giây, não vẫn tiếp tục hoạt động nhờ lượng máu đã có sẵn trong đầu vào lúc đó.Chỉ tới khi không còn máu tiếp lên não, con người mới thực sự chết, không còn cảm nhận, ý thức được điều gì nữa. Đến lúc này, con người mới thật sự không còn ý thức gì.
Một nhóm các chuyên gia đã tiến hành hàng loạt thí nghiệm vào năm 2011 tại Đại học Radboud Nijmegen (Hà Lan) để tìm ra câu trả lời cho dự án “Liệu con người còn ý thức sau khi bị chặt đầu?”.
Câu hỏi này xuất phát từ những sự kiện khá rùng rợn đã được ghi nhận trong lịch sử. Đầu tiên là hoàng hậu Anne Boleyn (1501 - 1536) và vua Charles I (1625 - 1649) của Anh, cả hai vẫn đều có thể cố gắng nói chuyện sau khi bị chặt đầu bằng rìu và gươm.
Tiếp theo là trường hợp của Charlotte Corday bị hành quyết bằng máy chém ở Phám năm 1793. Tuy đầu của nữ sát thủ đã rơi xuống nhưng vẫn biết nhăn mặt khi bị một người thợ mộc nhặt đầu lên và tát vào má.
Năm 1795, theo báo cáo của bác sĩ người Đức Sommering, một nạn nhân bị chặt đầu thậm chí còn nghiến răng khi thấy một bác sĩ dùng ngón tay chọc vào hậu môn mình. Khi đó, nạn nhân này đã “đầu lìa khỏi cổ”.
Đặc biệt là trường hợp của tên tội phạm Henri Languille khiến nhiều người kinh hãi. Sau khi bị xử tử, mắt Henri vẫn mở trừng trừng và gọi tên đao phủ trong suốt 25-30 giây.
Để nghiên cứu những hiện tượng kỳ lạ này, các nhà khoa học gắn máy đo điện não đồ vào đầu những con chuột thí nghiệm. Sau đó, họ chặt đầu chúng và tiến hành đo sóng não của cái đầu bị rời ra.
Kết quả cho thấy, trong vòng khoảng 4 giây, sóng não của chuột vẫn còn tồn tại với tần số 13-100Hz. Tần số này chỉ ra rằng trong 4 giây ngắn ngủi trên, não chuột vẫn còn ý thức và nhận thức.
Tương tự như thế, các nhà khoa học suy luận rằng hiện tượng ý thức còn tồn tại sau khi con người bị chặt đầu là hoàn toàn có thật.
Họ lý giải rằng sau khi đầu bị chặt, trong khoảng thời gian vài giây, não vẫn tiếp tục hoạt động nhờ lượng máu đã có sẵn trong đầu vào lúc đó.
Chỉ tới khi không còn máu tiếp lên não, con người mới thực sự chết, không còn cảm nhận, ý thức được điều gì nữa. Đến lúc này, con người mới thật sự không còn ý thức gì.