Theo trang Phil News, con cá kỳ lạ này được một ngư dân Philippines đánh bắt được ngoài khơi Romblon. Ngư dân này tin rằng mình đã phát hiện loài cá mới hoặc sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng.
|
Con cá kỳ lạ mới được một ngư dân Philippines bắt được. |
Sự việc xảy ra vào sáng ngày 1/2. Con
cá biển "bọc thép" quý hiếm bất ngờ xuất hiện, bơi xung quanh thuyền nên ngư dân Philippines quyết định bắt nó. Loài sinh vật này sau đó được xác định là thuộc họ
cá chào mào áo giáp (Armored searobin),
Đây là loài cá biển cực kỳ hiếm gặp do chỉ sống ở vùng nước sâu và có thân hình hết sức độc đáo. Sở dĩ có tên gọi cá chào mào áo giáp là vì loài cá này nhìn bề ngoài trông giống như một loài giáp xác với lớp vỏ dày và cứng.
Phía trước miệng cá có 2 thanh dài nhọn song song như 2 cái càng, phía sau là một cái đuôi nhọn hoắt có thể làm bị thương bất kỳ đối thủ nào.
|
Con cá sống dưới biển sâu này có màu đỏ cam khá độc đáo. |
Nhìn bên ngoài, chỉ có hai con mắt là mềm mại, còn lại cả người con cá như được mặc một bộ áo giáp vô cùng chắc chắn khó xuyên thủng.
Nơi sống ưa thích của loài cá này là các vùng biển nhiệt đới ấm áp dọc theo thềm cạnh, dốc lục địa, khu vực đảo. Cá chào mai gai phân bố chủ yếu tại biển Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia, Úc, Việt Nam.
Khi trưởng thành, cá chào mào áo giáp có thể đạt chiều dài tối đa lên đến 28cm. Tuy sống dưới tầng đáy của đại dương nhưng cá chào mào gai không có vẻ ngoài thâm trầm và u tối như một số loài cá khác mà chúng có màu đỏ cam rất nổi bật.
|
Một con cá khác thuộc họ cá chào mào áo giáp. |
Đây không phải là lần đầu tiên cư dân ở Romblon bắt được loài cá này. Năm 2014 và 2015, lần lượt hai con cá chào mào áo giáp được ngư dân Philippines tình cờ bắt được. Nhưng con cá này có màu sắc sặc sỡ và trông độc đáo nhất.
Một số cư dân mạng Philippines khi nhìn con cá kỳ lạ, tin rằng đây là dấu hiệu chẳng lành. Họ nói đến những điều bất định trong tương lai.
Số khác tỏ ra khá thích thú với con cá chào mào áo giáp. Con cá trông giống như sự kết hợp giữa cá, tôm và cua. Những người khác cho rằng, loài sinh vật biển này cần phải được giao cho Cục Nghề cá và Nguồn lợi Thủy sản để nghiên cứu.