Năm nay, do thời tiết nắng nóng kéo dài, có nơi lên tới 44°C, nhu cầu tránh nóng của người dân ở nhiều nơi tăng cao. Trong ảnh là hầm trú ẩn tránh nóng mang tên Tứ Bài Lâu (Sipailou) ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Ảnh: mạng Hàng Châu.Sipailou được xây trong lòng núi, có chiều dài khoảng 500m, tổng diện tích hơn 1.000m2, có hơn 150 chỗ ngồi. Nhiệt độ ở đây là khoảng 22-24°C và càng giảm dần khi vào sâu bên trong. Ảnh: mạng Hàng Châu.Cửa ra vào một hầm tránh nóng ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Ảnh: Modern Express.Hầm tránh nóng này có wifi. Ảnh: Modern Express.Hầm trú ẩn tránh nóng ở Liễu Châu, Quảng Tây. Ảnh: Chinanews.Người dân chơi cờ dưới hầm. Nhiệt độ ở đây là 24°C. Năm nay, thành phố này sẽ mở cửa 3 hầm cho người dân từ 15/7 đến giữa tháng 9. Ảnh: Chinanews.Hầm tránh nóng ở Vũ Hán mở cửa hôm 6/7. Hầm này mở cửa đến 21h, trong khi đa phần các hầm khác mở đến 17h hàng ngày. Ảnh: IC photo.Điểm tránh nóng này có sức chứa từ 100-150 người, do kín gió và yêu cầu phòng chống dịch, hiện tại chỉ có thể chứa được 50 người cùng lúc. Ảnh: Nhật báo Hồ Bắc.Có người đến đây nghỉ ngơi, học bài, làm việc... Ảnh: Nhật báo Hồ Bắc.Người dân chơi bi-a trong một hầm trú ấn tránh nóng ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Ảnh: Tân Hoa xã.Được biết, Tế Nam đã mở cửa miễn phí 9 hầm trú ẩn vào mùa Hè năm nay với diện tích hơn 100.000m2. Ảnh: Tân Hoa Xã.Một hầm phòng không được cải tạo thành Thành phố sách ở Phúc Châu, Phúc Kiến, nhiệt độ chênh với bên ngoài hơn 10°C. Ảnh: CNR.Vào cuối những năm 60, đầu những năm 70 của thế kỷ trước, công trình phòng không dân dụng được xây dựng rầm rộ ở Trung Quốc. Về sau, để tránh lãng phí, nhằm cùng lúc đạt 3 mục đích “chuẩn bị chiến tranh, phục vụ kinh tế, xã hội”, các địa phương ở nước này đã chuyển đổi các hầm tránh bom này thành các hầm rượu, nhà hàng, hiệu sách hay nơi tránh nóng công cộng.Người dân vừa tránh nóng vừa sáng tạo nghệ thuật. Ảnh: Tân Hoa xã
Năm nay, do thời tiết nắng nóng kéo dài, có nơi lên tới 44°C, nhu cầu tránh nóng của người dân ở nhiều nơi tăng cao. Trong ảnh là hầm trú ẩn tránh nóng mang tên Tứ Bài Lâu (Sipailou) ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Ảnh: mạng Hàng Châu.
Sipailou được xây trong lòng núi, có chiều dài khoảng 500m, tổng diện tích hơn 1.000m2, có hơn 150 chỗ ngồi. Nhiệt độ ở đây là khoảng 22-24°C và càng giảm dần khi vào sâu bên trong. Ảnh: mạng Hàng Châu.
Cửa ra vào một hầm tránh nóng ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Ảnh: Modern Express.
Hầm tránh nóng này có wifi. Ảnh: Modern Express.
Hầm trú ẩn tránh nóng ở Liễu Châu, Quảng Tây. Ảnh: Chinanews.
Người dân chơi cờ dưới hầm. Nhiệt độ ở đây là 24°C. Năm nay, thành phố này sẽ mở cửa 3 hầm cho người dân từ 15/7 đến giữa tháng 9. Ảnh: Chinanews.
Hầm tránh nóng ở Vũ Hán mở cửa hôm 6/7. Hầm này mở cửa đến 21h, trong khi đa phần các hầm khác mở đến 17h hàng ngày. Ảnh: IC photo.
Điểm tránh nóng này có sức chứa từ 100-150 người, do kín gió và yêu cầu phòng chống dịch, hiện tại chỉ có thể chứa được 50 người cùng lúc. Ảnh: Nhật báo Hồ Bắc.
Có người đến đây nghỉ ngơi, học bài, làm việc... Ảnh: Nhật báo Hồ Bắc.
Người dân chơi bi-a trong một hầm trú ấn tránh nóng ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Ảnh: Tân Hoa xã.
Được biết, Tế Nam đã mở cửa miễn phí 9 hầm trú ẩn vào mùa Hè năm nay với diện tích hơn 100.000m2. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Một hầm phòng không được cải tạo thành Thành phố sách ở Phúc Châu, Phúc Kiến, nhiệt độ chênh với bên ngoài hơn 10°C. Ảnh: CNR.
Vào cuối những năm 60, đầu những năm 70 của thế kỷ trước, công trình phòng không dân dụng được xây dựng rầm rộ ở Trung Quốc. Về sau, để tránh lãng phí, nhằm cùng lúc đạt 3 mục đích “chuẩn bị chiến tranh, phục vụ kinh tế, xã hội”, các địa phương ở nước này đã chuyển đổi các hầm tránh bom này thành các hầm rượu, nhà hàng, hiệu sách hay nơi tránh nóng công cộng.
Người dân vừa tránh nóng vừa sáng tạo nghệ thuật. Ảnh: Tân Hoa xã