Trúc đen có tên khoa học Phyllostachys Nigra là một cây tre đẹp và độc đáo. Trúc đen có nguồn gốc từ Đài Loan và Trung Quốc. Được biết đến vào năm 1827, là một loại cây trúc cứng nhất hiện nay.Với thân cây trúc đen có màu đen huyền và lá xanh đầy lông, đây có lẽ là cây trúc được tìm kiếm nhiều nhất. Trong điều kiện lý tưởng, Trúc đen sẽ cao tới 10 m với đường kính trên 5 cm, nhưng 7 m là chiều cao trung bình của cây trúc đen ở hầu hết các vùng khí hậu.Cây trúc đen được sử dụng làm cây cảnh, hàng rào nhà phố, nơi chật hẹp, quán cà phê, trang trí điểm nhấn sân vườn. Thân cây trúc đen khi già khô vẫn giữ màu đen bóng, rất được ưa chuộng làm bàn ghế.Cây trúc đen mọc ở các vùng núi cao trên 1.300m, gần khe suối, nơi có độ ẩm cao. Ở Việt Nam trúc đen có nhiều ở vùng bản Khoang (Sapa, Lào Cai). Cây trúc đen hiện nay đang có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo tồn vì bị khai thác quá mức.Trúc hóa long có tên khoa học là Phyllostachys aurea, ngành hạt kín, họ Hòa Thảo. Có nguồn gốc từ Nhật Bản và nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây phân bố vô cùng hạn hẹp, chủ yếu ở một số vùng miền núi phía Bắc.Loài trúc này thân cao 5–12m, đường kính 2–5cm, khoảng cách các đốt 15–30cm. Các đốt ở phía gốc bị co ngắn lại và phồng lên, đan chéo nhau tạo cho cây một dáng vẻ hấp dẫn tuyệt vời, nhìn tựa con rồng đang bay lên, màu sắc vỏ cũng rất đẹp.Trúc hoá long chỉ còn tìm thấy duy nhất tại xã Vân Tùng (Ngân Sơn, Bắc Cạn) trên độ cao 620m. Diện tích hiện chỉ còn 1 ha với khoảng 20% số thân cây hoá long, còn lại là thân bình thường.Trúc hóa long là nguồn gen rất quý hiếm, ở nước ta đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng nên cần được bảo tồn nguồn gen này. Trúc hoá long có thân độc đáo nên có thể trồng làm cảnh và làm hàng mỹ nghệ.Trúc vuông có tên khoa học là Quadrangularis (Franceschi) Makino, thuộc chi Trúc vuông (Chimonobambusa Makino), chi này có khoảng 15 loài ở Châu Á, còn ở Việt Nam chỉ có 1 loài.Đây là loài trúc có thân nhỏ vuông hoặc gần vuông, những đốt phía dưới thường có rễ biến thành gai ngắn. Thân cây rất thẳng, mọc tản, cao 3 – 8 m, đường kính thường 2 – 4 cm, có khi đạt tới 10 cm.Lóng dài 8 – 20 cm, vuông cạnh, vách dày, vỏ nhám. Vòng mo và vòng rễ nổi rõ. Những đốt phía gốc có rễ khí sinh hình gai nhọn. Mỗi mắt mang 3 cành, càng lên can, số cành nhiều hơn. Lá hình thuôn – mác, dài 8 – 20 cm, rộng 1 – 2 cm, đầu nhọn.Ở Việt Nam trúc vuông chỉ thấy ở đèo Gió, Ngân Sơn, Cao Bằng hoặc Bạch Thông, Bắc Kạn. Đây là loài duy nhất có thân vuông ở Việt Nam và là loài trúc đặc biệt quý hiếm, cần có chính sách bảo vệ và nghiên cứu gây trồng nếu không có thể sẽ biến mất ở Việt Nam.Mời các bạn xem video: Những loài cây có hình thù kỳ lạ nhất thế giới. Nguồn: Vui Khỏe Mỗi Ngày
Trúc đen có tên khoa học Phyllostachys Nigra là một cây tre đẹp và độc đáo. Trúc đen có nguồn gốc từ Đài Loan và Trung Quốc. Được biết đến vào năm 1827, là một loại cây trúc cứng nhất hiện nay.
Với thân cây trúc đen có màu đen huyền và lá xanh đầy lông, đây có lẽ là cây trúc được tìm kiếm nhiều nhất. Trong điều kiện lý tưởng, Trúc đen sẽ cao tới 10 m với đường kính trên 5 cm, nhưng 7 m là chiều cao trung bình của cây trúc đen ở hầu hết các vùng khí hậu.
Cây trúc đen được sử dụng làm cây cảnh, hàng rào nhà phố, nơi chật hẹp, quán cà phê, trang trí điểm nhấn sân vườn. Thân cây trúc đen khi già khô vẫn giữ màu đen bóng, rất được ưa chuộng làm bàn ghế.
Cây trúc đen mọc ở các vùng núi cao trên 1.300m, gần khe suối, nơi có độ ẩm cao. Ở Việt Nam trúc đen có nhiều ở vùng bản Khoang (Sapa, Lào Cai). Cây trúc đen hiện nay đang có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo tồn vì bị khai thác quá mức.
Trúc hóa long có tên khoa học là Phyllostachys aurea, ngành hạt kín, họ Hòa Thảo. Có nguồn gốc từ Nhật Bản và nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây phân bố vô cùng hạn hẹp, chủ yếu ở một số vùng miền núi phía Bắc.
Loài trúc này thân cao 5–12m, đường kính 2–5cm, khoảng cách các đốt 15–30cm. Các đốt ở phía gốc bị co ngắn lại và phồng lên, đan chéo nhau tạo cho cây một dáng vẻ hấp dẫn tuyệt vời, nhìn tựa con rồng đang bay lên, màu sắc vỏ cũng rất đẹp.
Trúc hoá long chỉ còn tìm thấy duy nhất tại xã Vân Tùng (Ngân Sơn, Bắc Cạn) trên độ cao 620m. Diện tích hiện chỉ còn 1 ha với khoảng 20% số thân cây hoá long, còn lại là thân bình thường.
Trúc hóa long là nguồn gen rất quý hiếm, ở nước ta đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng nên cần được bảo tồn nguồn gen này. Trúc hoá long có thân độc đáo nên có thể trồng làm cảnh và làm hàng mỹ nghệ.
Trúc vuông có tên khoa học là Quadrangularis (Franceschi) Makino, thuộc chi Trúc vuông (Chimonobambusa Makino), chi này có khoảng 15 loài ở Châu Á, còn ở Việt Nam chỉ có 1 loài.
Đây là loài trúc có thân nhỏ vuông hoặc gần vuông, những đốt phía dưới thường có rễ biến thành gai ngắn. Thân cây rất thẳng, mọc tản, cao 3 – 8 m, đường kính thường 2 – 4 cm, có khi đạt tới 10 cm.
Lóng dài 8 – 20 cm, vuông cạnh, vách dày, vỏ nhám. Vòng mo và vòng rễ nổi rõ. Những đốt phía gốc có rễ khí sinh hình gai nhọn. Mỗi mắt mang 3 cành, càng lên can, số cành nhiều hơn. Lá hình thuôn – mác, dài 8 – 20 cm, rộng 1 – 2 cm, đầu nhọn.
Ở Việt Nam trúc vuông chỉ thấy ở đèo Gió, Ngân Sơn, Cao Bằng hoặc Bạch Thông, Bắc Kạn. Đây là loài duy nhất có thân vuông ở Việt Nam và là loài trúc đặc biệt quý hiếm, cần có chính sách bảo vệ và nghiên cứu gây trồng nếu không có thể sẽ biến mất ở Việt Nam.