1. Có từ năm 1060, Craco từng một thời là thị trấn phát triển thời trung cổ. Thành phố này có mối liên hệ chặt chẽ với Giáo hội. Vào cuối thập niên 1800, Craco bùng nổ với số dân lên tới hơn 2.000 người. Tuy nhiên, mùa màng thất bát đã khiến người dân nơi đây gặp khó khăn, vì vậy hơn một nghìn cư dân nơi đây đã chuyển tới Bắc Mỹ giữa 1892-1922. Mãi tới năm 1963, 1.800 cư dân nơi đây đã phải dời đi do lở đất và động đất. Ngày nay, Craco trở thành nên hoang tàn.2. Thị trấn Kayakoy ở Thổ Nhĩ Kỳ được xây dựng vào những năm 1700 với số dân lên tới 2.000 vào thời kì đầu. trong cuộc chiến Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ đã nổ ra chiến tranh hồi năm 1919-1922. Người Hy Lạp chạy trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ và tìm tới Kayakoy để làm nơi ẩn náu. Tuy nhiên, sau nỗ lực làm lành giữa hai nước, những người dân Hy Lạp sống ở Kayakov buộc phải trở về quê hương. Vì thế, thị trấn đã bị bỏ hoang từ đó. 3. Thị trấn Centralia, Pennsylvania là một thị trấn khai thác than, phát triển trong giai đoạn 1856. Tuy nhiên, vào năm 1962, một đám cháy dữ dội đã khiến người dân nơi đây phải sơ tán nơi khác. 4. Fordlândia, Brazil: Được biết đến như thành phố trong rừng bị lãng quên của Henry Ford, Fordlanadia, Brazil được lập ra vào năm 1928 để làm nơi trồng cây cao su. Ford mơ ước rằng, nơi đây sẽ trở thành một thành phố hiện đại với những trung tâm, cửa hàng. Tuy nhiên, kế hoạch này bị thất bại do đất vùng này cằn cỗi, khiến cây cao su không phát triển. Ngoài ra, sự nổi dậy của công nhân vào 1930 cũng là một nguyên nhân. 5. Quần đảo Hashima ở Nhật Bản thường được gắn với tên Gunkanjima (tức là đảo của các cuộc chiến). Đảo này nằm ở tỉnh Nagasaki và là một trong 505 quần đảo không có người ở nước này. Vào năm 1890, Mitsubishi đã xây dựng nhà máy khai thác than đá đầu tiên trên đảo này. Tuy nhiên, khi xăng dầu dần thay thế than đá, các mỏ than trên thế giới đều bị đóng cửa. Trong xu thế đó, năm 1970, Mitsubishi cũng thông báo mỏ than này. Vì vậy, người dân nơi đây cũng đành rời bỏ đảo để đến nơi khác tìm kế sinh nhai. 6. Đươc thành lập vào năm 1933, Chaitén trở thành một thành phố ma ở Chile vào 2008 sau khi núi lửa tưởng chừng ngủ yên trong hơn 9.000 năm đột nhiên phun trào. 7. Thị trấn nằm sâu trong hẻm núi Kadykchan được những tù nhân Gulag xây dựng. Sau đó, nó là chỗ trú ngụ của các thợ mỏ. Tuy nhiên, nhu cầu than dần giảm xuống cộng thêm vụ nổ mỏ năm 1996 khiến giới chức quyết định đóng cửa hoàn toàn nơi này. 8. Do cuộc nội chiến ở Lybia, thành phố Tawergha đã trở thành một thị trấn ma. Theo đó, đây là một trong những địa điểm diễn ra các cuộc xung đột đẫm máu nhất ở nước này. 9. Pripyat được xây dựng vào năm 1970 và là thành phố hạt nhân thứ 9 trong Liên bang Xô Viết. Thành phố này là nơi ở của các nhân viên của nhà máy hạt nhân Chernobuy. Tuy nhiên, khoảng 50.000 cư dân nơi này buộc phải dọn đi nơi khác sau thảm họa hạt nhân năm 1986. 10. Thành phố ma Ağdam ở Azerbaijan từng là nơi ở của 150.000 người, Trong cuộc chiến Nagorno Karabakh, thành phố này đã bị thất thủ. Vì thế, người Armenia đã nhắm tới nơi này để thực hiện kế hoạch phá hoại. Cho tới ngày nay, chúng ta chỉ thấy những tòa nhà trống rỗng.
1. Có từ năm 1060, Craco từng một thời là thị trấn phát triển thời trung cổ. Thành phố này có mối liên hệ chặt chẽ với Giáo hội. Vào cuối thập niên 1800, Craco bùng nổ với số dân lên tới hơn 2.000 người. Tuy nhiên, mùa màng thất bát đã khiến người dân nơi đây gặp khó khăn, vì vậy hơn một nghìn cư dân nơi đây đã chuyển tới Bắc Mỹ giữa 1892-1922. Mãi tới năm 1963, 1.800 cư dân nơi đây đã phải dời đi do lở đất và động đất. Ngày nay, Craco trở thành nên hoang tàn.
2. Thị trấn Kayakoy ở Thổ Nhĩ Kỳ được xây dựng vào những năm 1700 với số dân lên tới 2.000 vào thời kì đầu. trong cuộc chiến Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ đã nổ ra chiến tranh hồi năm 1919-1922. Người Hy Lạp chạy trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ và tìm tới Kayakoy để làm nơi ẩn náu. Tuy nhiên, sau nỗ lực làm lành giữa hai nước, những người dân Hy Lạp sống ở Kayakov buộc phải trở về quê hương. Vì thế, thị trấn đã bị bỏ hoang từ đó.
3. Thị trấn Centralia, Pennsylvania là một thị trấn khai thác than, phát triển trong giai đoạn 1856. Tuy nhiên, vào năm 1962, một đám cháy dữ dội đã khiến người dân nơi đây phải sơ tán nơi khác.
4. Fordlândia, Brazil: Được biết đến như thành phố trong rừng bị lãng quên của Henry Ford, Fordlanadia, Brazil được lập ra vào năm 1928 để làm nơi trồng cây cao su. Ford mơ ước rằng, nơi đây sẽ trở thành một thành phố hiện đại với những trung tâm, cửa hàng. Tuy nhiên, kế hoạch này bị thất bại do đất vùng này cằn cỗi, khiến cây cao su không phát triển. Ngoài ra, sự nổi dậy của công nhân vào 1930 cũng là một nguyên nhân.
5. Quần đảo Hashima ở Nhật Bản thường được gắn với tên Gunkanjima (tức là đảo của các cuộc chiến). Đảo này nằm ở tỉnh Nagasaki và là một trong 505 quần đảo không có người ở nước này. Vào năm 1890, Mitsubishi đã xây dựng nhà máy khai thác than đá đầu tiên trên đảo này. Tuy nhiên, khi xăng dầu dần thay thế than đá, các mỏ than trên thế giới đều bị đóng cửa. Trong xu thế đó, năm 1970, Mitsubishi cũng thông báo mỏ than này. Vì vậy, người dân nơi đây cũng đành rời bỏ đảo để đến nơi khác tìm kế sinh nhai.
6. Đươc thành lập vào năm 1933, Chaitén trở thành một thành phố ma ở Chile vào 2008 sau khi núi lửa tưởng chừng ngủ yên trong hơn 9.000 năm đột nhiên phun trào.
7. Thị trấn nằm sâu trong hẻm núi Kadykchan được những tù nhân Gulag xây dựng. Sau đó, nó là chỗ trú ngụ của các thợ mỏ. Tuy nhiên, nhu cầu than dần giảm xuống cộng thêm vụ nổ mỏ năm 1996 khiến giới chức quyết định đóng cửa hoàn toàn nơi này.
8. Do cuộc nội chiến ở Lybia, thành phố Tawergha đã trở thành một thị trấn ma. Theo đó, đây là một trong những địa điểm diễn ra các cuộc xung đột đẫm máu nhất ở nước này.
9. Pripyat được xây dựng vào năm 1970 và là thành phố hạt nhân thứ 9 trong Liên bang Xô Viết. Thành phố này là nơi ở của các nhân viên của nhà máy hạt nhân Chernobuy. Tuy nhiên, khoảng 50.000 cư dân nơi này buộc phải dọn đi nơi khác sau thảm họa hạt nhân năm 1986.
10. Thành phố ma Ağdam ở Azerbaijan từng là nơi ở của 150.000 người, Trong cuộc chiến Nagorno Karabakh, thành phố này đã bị thất thủ. Vì thế, người Armenia đã nhắm tới nơi này để thực hiện kế hoạch phá hoại. Cho tới ngày nay, chúng ta chỉ thấy những tòa nhà trống rỗng.