Việc sản xuất được máu nhóm O – nhóm máu có thể truyền cho bất cứ ai – trong phòng thí nghiệm có thể sẽ nhanh chóng kết thúc bằng việc thành lập ngành công nghiệp sản xuất máu. Điều này đồng nghĩa với việc lượng máu truyền cho người bệnh sẽ không còn là vấn đề lớn nữa. Với việc cấy ghép thành công mũi và âm đạo nuôi cấy trong phòng thí nghiệm vào cơ thể con người, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng trong tương lai gần các bộ phận “hỏng” trên cơ thể sẽ được sản xuất và thay mới như thay các chi tiết máy.Trong một vài trường hợp, người bị liệt do chấn thương cột sống đã có thể hoạt động trở lại sau khi được chữa trị bằng xung điện kết hợp với vật lý trị liệu. Đây quả là tin vui đối với những bệnh nhân không may bị tổn thương cột sống. Theo bước chân của các nhà khoa học, lão hóa có lẽ sẽ không còn là nỗi lo lớn của nhân loại, nhất là các chị em phụ nữ. Họ đã phát hiện ra một chất hóa học trong máu của người trẻ có thể tác động đáng kể đến hiệu ứng suy nhược của tuổi già. Hy vọng trong tương lai sẽ có loại thuốc tiêm chống lão hóa. Thiết bị giám sát việc uống thuốc và tác dụng của thuốc đối với cơ thể của con người đang được nghiên cứu phát triển. Với thiết bị này, không ai cần phải lo lắng về sức khỏe của mình nếu quên uống thuốc hoặc thuốc có tác dụng phụ nguy hiểm. Gần đây, các nhà khoa học đã cấy ghép tim lợn được biến đổi gen cho một chú khỉ đầu chó và thấy rằng trái tim đó hoạt động hoàn hảo trong hơn một năm. Nghiên cứu này nhóm lên hy vọng rằng các loại động vật sẽ trở thành nguồn cung tim vô tận để cấy ghép vào con người, giúp tăng tuổi thọ. Nếu không gây tử vong, đột quỵ thường khiến con người liệt toàn thân hoặc một phần cơ thể. Tuy nhiên, bằng cách tiêm tế bào gốc vào não bệnh nhân đột quỵ, các nhà nghiên cứu đã khôi phục lại khả năng di chuyển của họ. Bằng cách sử dụng các tế bào chất béo và collagen, một nhóm nghiên cứu đã tìm cách in các thành phần tạo nên trái tim con người. Trong vòng 10 năm nữa, công nghệ in ra tim này có thể sẽ được hoàn thành. Những người tàn tật cũng được hưởng lợi nhờ tiến bộ công nghệ tạo ra chân tay giả có kết nối với hệ thần kinh trung ương – nghĩa là mặc dù phải lắp chi giả nhưng họ có thể điều khiển hoàn toàn bằng trí óc như người bình thường. Năm 2000, nhà khoa học Peter Rhee đã cứu sống một chú lợn bị xuất huyết nặng sau khi đưa nó vào trạng thái “dừng tạm thời” – trạng thái các cơ quan đã ngừng hoạt động nhưng cơ thể chưa chết. Hy vọng, công nghệ này sẽ sớm được áp dụng với con người.
Việc sản xuất được máu nhóm O – nhóm máu có thể truyền cho bất cứ ai – trong phòng thí nghiệm có thể sẽ nhanh chóng kết thúc bằng việc thành lập ngành công nghiệp sản xuất máu. Điều này đồng nghĩa với việc lượng máu truyền cho người bệnh sẽ không còn là vấn đề lớn nữa.
Với việc cấy ghép thành công mũi và âm đạo nuôi cấy trong phòng thí nghiệm vào cơ thể con người, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng trong tương lai gần các bộ phận “hỏng” trên cơ thể sẽ được sản xuất và thay mới như thay các chi tiết máy.
Trong một vài trường hợp, người bị liệt do chấn thương cột sống đã có thể hoạt động trở lại sau khi được chữa trị bằng xung điện kết hợp với vật lý trị liệu. Đây quả là tin vui đối với những bệnh nhân không may bị tổn thương cột sống.
Theo bước chân của các nhà khoa học, lão hóa có lẽ sẽ không còn là nỗi lo lớn của nhân loại, nhất là các chị em phụ nữ. Họ đã phát hiện ra một chất hóa học trong máu của người trẻ có thể tác động đáng kể đến hiệu ứng suy nhược của tuổi già. Hy vọng trong tương lai sẽ có loại thuốc tiêm chống lão hóa.
Thiết bị giám sát việc uống thuốc và tác dụng của thuốc đối với cơ thể của con người đang được nghiên cứu phát triển. Với thiết bị này, không ai cần phải lo lắng về sức khỏe của mình nếu quên uống thuốc hoặc thuốc có tác dụng phụ nguy hiểm.
Gần đây, các nhà khoa học đã cấy ghép tim lợn được biến đổi gen cho một chú khỉ đầu chó và thấy rằng trái tim đó hoạt động hoàn hảo trong hơn một năm. Nghiên cứu này nhóm lên hy vọng rằng các loại động vật sẽ trở thành nguồn cung tim vô tận để cấy ghép vào con người, giúp tăng tuổi thọ.
Nếu không gây tử vong, đột quỵ thường khiến con người liệt toàn thân hoặc một phần cơ thể. Tuy nhiên, bằng cách tiêm tế bào gốc vào não bệnh nhân đột quỵ, các nhà nghiên cứu đã khôi phục lại khả năng di chuyển của họ.
Bằng cách sử dụng các tế bào chất béo và collagen, một nhóm nghiên cứu đã tìm cách in các thành phần tạo nên trái tim con người. Trong vòng 10 năm nữa, công nghệ in ra tim này có thể sẽ được hoàn thành.
Những người tàn tật cũng được hưởng lợi nhờ tiến bộ công nghệ tạo ra chân tay giả có kết nối với hệ thần kinh trung ương – nghĩa là mặc dù phải lắp chi giả nhưng họ có thể điều khiển hoàn toàn bằng trí óc như người bình thường.
Năm 2000, nhà khoa học Peter Rhee đã cứu sống một chú lợn bị xuất huyết nặng sau khi đưa nó vào trạng thái “dừng tạm thời” – trạng thái các cơ quan đã ngừng hoạt động nhưng cơ thể chưa chết. Hy vọng, công nghệ này sẽ sớm được áp dụng với con người.