Những ngày qua dư luận xôn xao trước thông tin 8 cá thể hổ ở Nghệ An chết sau khi được lực lượng chức năng thu giữ, giải cứu từ nhà dân ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành. Thông tin này được Phòng cảnh sát môi trường Công an tỉnh Nghệ An xác nhận vào ngày 6/8.Việc 8 con hổ chết khi trước đó chúng vẫn còn khỏe mạnh khiến nhiều người không khỏi bất ngờ, thậm chí bàng hoàng. Hiện cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân 8 con hổ chết.8 con hổ này nằm trong số 17 con hổ được lực lượng công an, kiểm lâm Nghệ An phát hiện trong nhà hai hộ dân ngày 4/8. Khi ấy, mỗi con hổ nặng trên dưới 200 kg. Theo thông tin ban đầu, hai gia đình trên khai mua hổ từ Lào khi chúng còn nhỏ rồi đem về nuôi nhốt trong hầm suốt nhiều năm qua.Ông Lê Đại Thắng - phó phòng quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên Chi cục Kiểm lâm Nghệ An cho hay vào thời điểm ông có mặt kiểm tra cùng công an, những con hổ khỏe mạnh. Sau đó, 17 con hổ được gây mê, kiểm tra và lấy mẫu giám định rồi được vận chuyển đến 2 khu du lịch sinh thái ở Diễn Châu, Nghệ An để gửi, nhờ chăm sóc.Trước cái chết của 8 con hổ, đại tá Nguyễn Đức Hải - phó giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cho hay những con vật trên đang được cấp đông để phục vụ công tác điều tra theo quy định của pháp luật.Nguyên nhân dẫn đến 8 con hổ chết vẫn chưa được xác định chính xác. Theo đại tá Hải, bước đầu, các chuyên gia suy đoán một số nguyên nhân có thể gây ra cái chết của 8 con hổ như: gây mê kéo dài, vận chuyển đường xa trong thời tiết nắng nóng ảnh hưởng sức khỏe của hổ, hổ nuôi có sức khỏe yếu hơn hổ tự nhiên…Trong đó, quá trình gây mê có thể là một trong những nguyên nhân liên quan đến cái chết của 8 con hổ được nhiều người quan tâm. Ông Trần Hiền - đại diện phát ngôn của tổ chức CHANGE và WildAid Việt Nam (tổ chức phi lợi nhuận hoạt động tại TP.HCM, hướng đến giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách tại Việt Nam) có chia sẻ về vấn đề gây mê trên báo Dân Việt.Theo ông Trần Hiền, gây mê trong khi không cân được trọng lượng hoặc dù biết được trọng lượng rõ ràng nhưng bắt buộc lực lượng chức năng ngay tại thời điểm đó phải tiêm liều vượt quá số ký để đảm bảo quá trình cứu hộ chuyển giao được diễn ra an toàn, không gây hại cho người dân nếu bất chợt hổ tỉnh dậy.Nhưng khi đánh đổi điều này, dễ dẫn đến việc hổ bị sốc do quá liều dẫn đến tử vong. Gây mê là quá trình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của hổ, cần được theo dõi sát sao trong suốt quá trình gây mê, nếu có bất cứ biến chứng nào phải có sự can thiệp kịp thời.Liên quan đến vấn đề này, bà Hoàng Thị Thu Thủy, bác sỹ thú y, Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) cho hay, liều lượng thuốc gây mê phụ thuộc vào sức khỏe và tâm lý của động vật. Trước khi gây mê cần phải kiểm tra, theo dõi sức khỏe toàn diện của hổ.Theo quy trình cứu hộ thông thường, liều lượng thuốc gây mê đối với hổ là 3 - 4 mg/kg thể trọng. Tuy nhiên, đối với những cá thể hổ quá căng thẳng trong quá trình vận chuyển thì liều lượng thuốc gây mê có thể cao hơn (có thể lên đến 10 mg/kg).Loại thuốc gây mê duy nhất mà các cơ quan thú y được phép sử dụng hiện nay tại Việt Nam là Zolecyl. Nếu sử dụng loại thuốc này quá liều (gấp 5 - 10 lần hàm lượng tiêu chuẩn) thì có thể gây nghẽn đường thở, suy tim ở hổ.Hiện cơ quan chức năng chưa thể khẳng định nguyên nhân 8 con hổ chết có liên quan kỹ thuật gây mê hay không. Theo Đại tá Nguyễn Đức Hải, để làm rõ nguyên nhân khiến hổ chết cần có thời gian để điều tra. Ảnh trong bài: Vietnamnet, VOV, Người lao động. Mời độc giả xem video: Phát hiện con hổ nặng 250 kg nằm bất động tại nhà dân ở Hà Tĩnh. Nguồn: THĐT1.
Những ngày qua dư luận xôn xao trước thông tin 8 cá thể hổ ở Nghệ An chết sau khi được lực lượng chức năng thu giữ, giải cứu từ nhà dân ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành. Thông tin này được Phòng cảnh sát môi trường Công an tỉnh Nghệ An xác nhận vào ngày 6/8.
Việc 8 con hổ chết khi trước đó chúng vẫn còn khỏe mạnh khiến nhiều người không khỏi bất ngờ, thậm chí bàng hoàng. Hiện cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân 8 con hổ chết.
8 con hổ này nằm trong số 17 con hổ được lực lượng công an, kiểm lâm Nghệ An phát hiện trong nhà hai hộ dân ngày 4/8. Khi ấy, mỗi con hổ nặng trên dưới 200 kg. Theo thông tin ban đầu, hai gia đình trên khai mua hổ từ Lào khi chúng còn nhỏ rồi đem về nuôi nhốt trong hầm suốt nhiều năm qua.
Ông Lê Đại Thắng - phó phòng quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên Chi cục Kiểm lâm Nghệ An cho hay vào thời điểm ông có mặt kiểm tra cùng công an, những con hổ khỏe mạnh. Sau đó, 17 con hổ được gây mê, kiểm tra và lấy mẫu giám định rồi được vận chuyển đến 2 khu du lịch sinh thái ở Diễn Châu, Nghệ An để gửi, nhờ chăm sóc.
Trước cái chết của 8 con hổ, đại tá Nguyễn Đức Hải - phó giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cho hay những con vật trên đang được cấp đông để phục vụ công tác điều tra theo quy định của pháp luật.
Nguyên nhân dẫn đến 8 con hổ chết vẫn chưa được xác định chính xác. Theo đại tá Hải, bước đầu, các chuyên gia suy đoán một số nguyên nhân có thể gây ra cái chết của 8 con hổ như: gây mê kéo dài, vận chuyển đường xa trong thời tiết nắng nóng ảnh hưởng sức khỏe của hổ, hổ nuôi có sức khỏe yếu hơn hổ tự nhiên…
Trong đó, quá trình gây mê có thể là một trong những nguyên nhân liên quan đến cái chết của 8 con hổ được nhiều người quan tâm. Ông Trần Hiền - đại diện phát ngôn của tổ chức CHANGE và WildAid Việt Nam (tổ chức phi lợi nhuận hoạt động tại TP.HCM, hướng đến giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách tại Việt Nam) có chia sẻ về vấn đề gây mê trên báo Dân Việt.
Theo ông Trần Hiền, gây mê trong khi không cân được trọng lượng hoặc dù biết được trọng lượng rõ ràng nhưng bắt buộc lực lượng chức năng ngay tại thời điểm đó phải tiêm liều vượt quá số ký để đảm bảo quá trình cứu hộ chuyển giao được diễn ra an toàn, không gây hại cho người dân nếu bất chợt hổ tỉnh dậy.
Nhưng khi đánh đổi điều này, dễ dẫn đến việc hổ bị sốc do quá liều dẫn đến tử vong. Gây mê là quá trình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của hổ, cần được theo dõi sát sao trong suốt quá trình gây mê, nếu có bất cứ biến chứng nào phải có sự can thiệp kịp thời.
Liên quan đến vấn đề này, bà Hoàng Thị Thu Thủy, bác sỹ thú y, Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) cho hay, liều lượng thuốc gây mê phụ thuộc vào sức khỏe và tâm lý của động vật. Trước khi gây mê cần phải kiểm tra, theo dõi sức khỏe toàn diện của hổ.
Theo quy trình cứu hộ thông thường, liều lượng thuốc gây mê đối với hổ là 3 - 4 mg/kg thể trọng. Tuy nhiên, đối với những cá thể hổ quá căng thẳng trong quá trình vận chuyển thì liều lượng thuốc gây mê có thể cao hơn (có thể lên đến 10 mg/kg).
Loại thuốc gây mê duy nhất mà các cơ quan thú y được phép sử dụng hiện nay tại Việt Nam là Zolecyl. Nếu sử dụng loại thuốc này quá liều (gấp 5 - 10 lần hàm lượng tiêu chuẩn) thì có thể gây nghẽn đường thở, suy tim ở hổ.
Hiện cơ quan chức năng chưa thể khẳng định nguyên nhân 8 con hổ chết có liên quan kỹ thuật gây mê hay không. Theo Đại tá Nguyễn Đức Hải, để làm rõ nguyên nhân khiến hổ chết cần có thời gian để điều tra. Ảnh trong bài: Vietnamnet, VOV, Người lao động.
Mời độc giả xem video: Phát hiện con hổ nặng 250 kg nằm bất động tại nhà dân ở Hà Tĩnh. Nguồn: THĐT1.