Theo thống kê, nhập siêu bốn tháng đầu năm 2015 đã chiếm 2/3 chỉ tiêu nhập siêu của cả năm và lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 26% trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 1,2% so với cùng kỳ 2014. Từ đó, nhập siêu từ Trung Quốc trong bốn tháng đã gấp 3.2 lần nhập siêu của cả nước, đứng đầu các thị trường. Và chắc chắn rằng trong nguồn hàng nhập về Việt Nam có smartphone, một sản phẩm đang giúp nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng đều và đi lên qua từng năm.
Ngoài ra, như bảng xếp hạng các thương hiệu smartphone bán chạy nhất thế giới trong quý I/2015 phía trên chúng ta dễ dàng nhận thấy: 7/10 là những smartphone Trung Quốc. Thậm chí các hãng Trung Quốc đã đánh bật hai thương hiệu lớn là Sony và Microsoft rơi vào "miếng bánh chung" mang tên "Others". Điều này đối với thị trường Việt Nam cũng tương tự, khi mà thời gian gần đây việc chọn mua smartphone của người Việt đang có thiên hướng chuyển sang các thiết bị đến từ Trung Quốc.
Hiện nay, chỉ khoảng 1-2 triệu đồng, chúng ta có thể dễ dàng mua được một chiếc I do các công ty Trung Quốc sản xuất với cấu hình không hề tệ, tương đương với các smartphone giá 4-5 triệu đồng hoặc thậm chí cao hơn của các hãng lớn như Nokia, Samsung, Sony hay HTC.
|
Vị trí của các ông lớn đang ngày càng bị đe dọa bởi các smartphone Trung Quốc (tham khảo VNmedia và TheSaigonTimes). |
Lý do hiển nhiên nhất cho cơn sốt smartphone Trung Quốc trong cộng đồng yêu công nghệ Việt Nam trong năm qua: mức giá. Rõ ràng, những chiếc smartphone thương hiệu Trung Quốc, kể cả những thiết bị được xách tay về nước hay được phân phối chính hãng, đều có mức giá tốt so với mặt bằng chung của thị trường và so với đối thủ cùng cấu hình đến từ các nhà sản xuất khác.
Bên cạnh giá tốt, cấu hình khủng, smartphone Trung Quốc cũng tỏ ra khá nhanh nhạy trong việc đón đầu các xu hướng công nghệ mới.
Cách đây không lâu, Liang Liwan, giám đốc Xunrui Communications, một trong những nhà sản xuất smartphone giá rẻ có quy mô khá lớn tiết lộ với tạp chí Technology Review rằng chi phí để sản xuất một chiếc smartphone Android chỉ khoảng 40 USD, trong đó chi phí cho bộ vi xử lý tích hợp của MediaTek chiếm khoảng 5-10 USD tùy thuộc kích cỡ màn hình của điện thoại và các tính năng khác. Những smartphone giá 40 USD sau đó sẽ được bán lẻ ra thị trường với giá khoảng 65-70 USD. Trung bình, mỗi ngày Xunrui Communications có thể sản xuất được khoảng 30.000 chiếc smartphone giá rẻ như vậy cho các thương hiệu như Konka Mobile hoặc bán cho các nhà mạng như China Mobile.
Liang Liwan cũng nói rằng mục tiêu của Xunrui Communications là sản xuất các smartphone giá rẻ với chất lượng ở mức chấp nhận được chứ không phải là một sản phẩm hoàn hảo như iPhone. Điều đó có nghĩa là các thành phần linh kiện quan trọng của điện thoại như màn hình, camera không phải là loại sản phẩm tốt. Tuy vậy, ông này cũng cho biết chất lượng của smartphone giá rẻ sẽ ngày càng được cải thiện hơn bởi một lý do: lợi nhuận ở smartphone giá rẻ rất thấp, vì vậy nhà sản xuất nào cũng muốn nâng cao chất lượng để đẩy thương hiệu và giá bán lên.
Với người tiêu dùng, cũng lưu ý là các smartphone giá rẻ sử dụng những linh kiện giá rẻ sẽ tiềm ẩn rủi ro về chất lượng. Do được sản xuất theo định hướng tối ưu chi phí, các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc giá rẻ sử dụng chuỗi cung ứng giá rẻ và cố gắng cắt giảm càng nhiều càng tốt. Như vậy, người dùng có thể mua được sản phẩm với giá rất rẻ nhưng bù lại không có sự đảm bảo về chất lượng.