Sau khi Liên Xô phóng nhiều tàu thăm dò tới Mặt Trăng, từ năm 1961 – 1972 Mỹ đã liên tiếp thực hiện 6 cuộc đổ bộ (từ Apollo 11 đến Apollo 17) đưa con người lên hành tinh này.Có 12 phi hành gia của Mỹ từng đặt chân lên Mặt Trăng. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là sau khi trở về, tất cả các phi hành gia đều mắc phải "bệnh lạ" với các triệu chứng giống nhau, đặc biệt là nghẹt mũi và hắt hơi nghiêm trọng.Điều này đã thu hút sự chú ý và một cuộc nghiên cứu đã diễn ra. Cuối cùng họ đã tìm ra thủ phạm gây ra căn bệnh cho phi hành gia chính là bụi Mặt Trăng.Bụi Mặt Trăng chính là hạt bụi mịn ở trên bề mặt của hành tinh này. Trước đó, có một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy, tiếp xúc với bụi Mặt Trăng có thể làm tổn thương tới tế bào phổi của con người.Khi các phi hành gia bước ra khỏi module Mặt Trăng, dù họ đã mặc bộ đồ vũ trụ, nhưng vẫn bị bụi Mặt Trăng bám vào. Nguyên nhân là bề mặt của Mặt Trăng và bụi lơ lửng trong không khí sẽ bị xáo trộn vì sự hạ cánh của module Mặt Trăng, cũng như chuyển động của các phi hành gia.Khi các phi hành gia thực hiện đi bộ trên Mặt Trăng và quay trở lại module, do sự hạn chế của lúc bấy giờ nên họ không nhận ra sự tồn tại của những hạt bụi này. Nguyên nhân một phần do bụi đã phân tán trong không gian của module, sau đó đã xâm nhập vào cơ thể người do không có sự bảo vệ của bộ đồ vũ trụ.Bên cạnh đó, chia sẻ của các phi hành gia, họ đều ngửi thấy một mùi khó chịu như "thuốc súng" trong không khí. Thực ra đó chính là mùi của bụi Mặt Trăng.Những hạt bụi này rất mịn, và thậm chí còn nhỏ hơn loại bụi PM2.5. Sau khi xâm nhập trực tiếp vào đường thở và phổi người, chúng gây ra một loại bệnh bí ẩn với các triệu chứng đa dạng như hắt hơi, nghẹt mũi, đau họng và thậm chí là chảy nước mắt.Vậy tại sao bụi trên Mặt trăng lại nguy hiểm như vậy? Do Mặt Trăng không có khí quyển, đồng thời dưới ảnh hưởng của các hoạt động địa chất lâu dài trước đó, các cuộc đổ bộ của thiên thạch...., đá Mặt Trăng dần bị phân hủy tạo thành các hạt mịn.Bên cạnh đó, dưới tác động của gió Mặt Trời, các hạt bụi trên bề mặt của Mặt Trăng sẽ dần bị phân mảnh và tạo thành các hạt bụi mịn hơn. Hít phải bụi Mặt Trăng có thể gây phá huỷ các tế bào phổi và não sau khi tiếp xúc lâu dài.Trong môi trường lượng của một vật trên bề mặt của Mặt Trăng yếu, chỉ bằng 1/6 so với Trái Đất. Do đó, khi lớp bụi từ từ lắng xuống gặp phải những nhiễu động bên ngoài, như sự hạ cánh của tàu vũ trụ, các phi hành gia đi bộ trên bề mặt, chúng sẽ dễ dàng được đưa trở lại trong không khí.Do lơ lửng trong một thời gian dài nên nó rất dễ bám dính vào bộ đồ vũ trụ của các phi hành gia. Ảnh hưởng của bụi Mặt Trăng là một vấn đề đáng quan tâm đối với bất kỳ phi hành gia nào, đặc biệt là những người tham gia vào sứ mệnh đặt chân lên Mặt Trăng trong tương lai.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Sau khi Liên Xô phóng nhiều tàu thăm dò tới Mặt Trăng, từ năm 1961 – 1972 Mỹ đã liên tiếp thực hiện 6 cuộc đổ bộ (từ Apollo 11 đến Apollo 17) đưa con người lên hành tinh này.
Có 12 phi hành gia của Mỹ từng đặt chân lên Mặt Trăng. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là sau khi trở về, tất cả các phi hành gia đều mắc phải "bệnh lạ" với các triệu chứng giống nhau, đặc biệt là nghẹt mũi và hắt hơi nghiêm trọng.
Điều này đã thu hút sự chú ý và một cuộc nghiên cứu đã diễn ra. Cuối cùng họ đã tìm ra thủ phạm gây ra căn bệnh cho phi hành gia chính là bụi Mặt Trăng.
Bụi Mặt Trăng chính là hạt bụi mịn ở trên bề mặt của hành tinh này. Trước đó, có một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy, tiếp xúc với bụi Mặt Trăng có thể làm tổn thương tới tế bào phổi của con người.
Khi các phi hành gia bước ra khỏi module Mặt Trăng, dù họ đã mặc bộ đồ vũ trụ, nhưng vẫn bị bụi Mặt Trăng bám vào. Nguyên nhân là bề mặt của Mặt Trăng và bụi lơ lửng trong không khí sẽ bị xáo trộn vì sự hạ cánh của module Mặt Trăng, cũng như chuyển động của các phi hành gia.
Khi các phi hành gia thực hiện đi bộ trên Mặt Trăng và quay trở lại module, do sự hạn chế của lúc bấy giờ nên họ không nhận ra sự tồn tại của những hạt bụi này. Nguyên nhân một phần do bụi đã phân tán trong không gian của module, sau đó đã xâm nhập vào cơ thể người do không có sự bảo vệ của bộ đồ vũ trụ.
Bên cạnh đó, chia sẻ của các phi hành gia, họ đều ngửi thấy một mùi khó chịu như "thuốc súng" trong không khí. Thực ra đó chính là mùi của bụi Mặt Trăng.
Những hạt bụi này rất mịn, và thậm chí còn nhỏ hơn loại bụi PM2.5. Sau khi xâm nhập trực tiếp vào đường thở và phổi người, chúng gây ra một loại bệnh bí ẩn với các triệu chứng đa dạng như hắt hơi, nghẹt mũi, đau họng và thậm chí là chảy nước mắt.
Vậy tại sao bụi trên Mặt trăng lại nguy hiểm như vậy? Do Mặt Trăng không có khí quyển, đồng thời dưới ảnh hưởng của các hoạt động địa chất lâu dài trước đó, các cuộc đổ bộ của thiên thạch...., đá Mặt Trăng dần bị phân hủy tạo thành các hạt mịn.
Bên cạnh đó, dưới tác động của gió Mặt Trời, các hạt bụi trên bề mặt của Mặt Trăng sẽ dần bị phân mảnh và tạo thành các hạt bụi mịn hơn. Hít phải bụi Mặt Trăng có thể gây phá huỷ các tế bào phổi và não sau khi tiếp xúc lâu dài.
Trong môi trường lượng của một vật trên bề mặt của Mặt Trăng yếu, chỉ bằng 1/6 so với Trái Đất. Do đó, khi lớp bụi từ từ lắng xuống gặp phải những nhiễu động bên ngoài, như sự hạ cánh của tàu vũ trụ, các phi hành gia đi bộ trên bề mặt, chúng sẽ dễ dàng được đưa trở lại trong không khí.
Do lơ lửng trong một thời gian dài nên nó rất dễ bám dính vào bộ đồ vũ trụ của các phi hành gia. Ảnh hưởng của bụi Mặt Trăng là một vấn đề đáng quan tâm đối với bất kỳ phi hành gia nào, đặc biệt là những người tham gia vào sứ mệnh đặt chân lên Mặt Trăng trong tương lai.