Tượng Nhân sư (The Great Sphinx) được xem là một trong những công trình nổi tiếng nhất của nền văn minh Ai Cập cổ đại còn tồn tại đến ngày nay. Xung quanh bức tượng này ẩn chứa nhiều bí ẩn khiến giới chuyên gia đau đầu đi tìm lời giải.Trong số này, hình dáng ban đầu của tượng Nhân sư khiến nhiều người tò mò. Một quan điểm cho rằng, ban đầu bức tượng nổi tiếng này có cả phần đuôi.Sở dĩ như vậy là vì có nhiều truyền thuyết về tượng Nhân sư. Trong đó, một giai thoại kể rằng, Nhân sư là linh vật có thân và đuôi của sư tử, đầu người, đôi cánh của loài chim.Điều này khiến một số nhà nghiên cứu cho rằng, ban đầu, tượng Nhân sư ở Giza có cả phần đuôi. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì mà phần đuôi bị mất.Nguyên nhân bức tượng mất phần đuôi có thể là do xói mòn, tác động của tự nhiên hoặc do bị con người tác động. Theo đó, các nhà khoa học đã thực hiện một số nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay, họ vẫn chưa thể khẳng định tượng Nhân sư ban đầu có phần đuôi hay không.Ngoài phần đuôi chưa được làm sáng tỏ, nếu quan sát kỹ bức tượng Nhân sư thì nhiều người cũng nhận thấy công trình này đã bị mất phần mũi. Từ lâu, một số người cứ ngỡ hoàng đế Napoleon của Pháp đã phá hủy chiếc mũi của tượng Nhân sư bằng đại bác khi đội quân Pháp tiến tới Cairo, Ai Cập năm 1798.Tuy nhiên, nhiều tài liệu và các nghiên cứu gần đây của các chuyên gia chỉ ra hoàng đế Napoleon không liên quan đến việc bức tượng cao 20mvà dài 73m bị mất mũi.Bởi lẽ, chiếc mũi của tượng Nhân sư đã bị mất từ rất lâu trước khi Napoleon chào đời. Cụ thể, trong các tài liệu tìm được, các chuyên gia phát hiện thông tin ghi chép vào năm 1378.Khi ấy, Muhammad Sa'im al-Dahr - một tín đồ hồi giáo đã phá hủy chiếc mũi của Nhân sư khi nhìn thấy người dân quá sùng bái bức tượng này.Dù vậy, các chuyên gia cho hay cần tìm thêm các bằng chứng xác thực hơn để chứng minh Muhammad Sa'im al-Dahr thực sự là thủ phạm khiến tượng Nhân sư mất phần mũi.Mời độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV24.
Tượng Nhân sư (The Great Sphinx) được xem là một trong những công trình nổi tiếng nhất của nền văn minh Ai Cập cổ đại còn tồn tại đến ngày nay. Xung quanh bức tượng này ẩn chứa nhiều bí ẩn khiến giới chuyên gia đau đầu đi tìm lời giải.
Trong số này, hình dáng ban đầu của tượng Nhân sư khiến nhiều người tò mò. Một quan điểm cho rằng, ban đầu bức tượng nổi tiếng này có cả phần đuôi.
Sở dĩ như vậy là vì có nhiều truyền thuyết về tượng Nhân sư. Trong đó, một giai thoại kể rằng, Nhân sư là linh vật có thân và đuôi của sư tử, đầu người, đôi cánh của loài chim.
Điều này khiến một số nhà nghiên cứu cho rằng, ban đầu, tượng Nhân sư ở Giza có cả phần đuôi. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì mà phần đuôi bị mất.
Nguyên nhân bức tượng mất phần đuôi có thể là do xói mòn, tác động của tự nhiên hoặc do bị con người tác động. Theo đó, các nhà khoa học đã thực hiện một số nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay, họ vẫn chưa thể khẳng định tượng Nhân sư ban đầu có phần đuôi hay không.
Ngoài phần đuôi chưa được làm sáng tỏ, nếu quan sát kỹ bức tượng Nhân sư thì nhiều người cũng nhận thấy công trình này đã bị mất phần mũi. Từ lâu, một số người cứ ngỡ hoàng đế Napoleon của Pháp đã phá hủy chiếc mũi của tượng Nhân sư bằng đại bác khi đội quân Pháp tiến tới Cairo, Ai Cập năm 1798.
Tuy nhiên, nhiều tài liệu và các nghiên cứu gần đây của các chuyên gia chỉ ra hoàng đế Napoleon không liên quan đến việc bức tượng cao 20mvà dài 73m bị mất mũi.
Bởi lẽ, chiếc mũi của tượng Nhân sư đã bị mất từ rất lâu trước khi Napoleon chào đời. Cụ thể, trong các tài liệu tìm được, các chuyên gia phát hiện thông tin ghi chép vào năm 1378.
Khi ấy, Muhammad Sa'im al-Dahr - một tín đồ hồi giáo đã phá hủy chiếc mũi của Nhân sư khi nhìn thấy người dân quá sùng bái bức tượng này.
Dù vậy, các chuyên gia cho hay cần tìm thêm các bằng chứng xác thực hơn để chứng minh Muhammad Sa'im al-Dahr thực sự là thủ phạm khiến tượng Nhân sư mất phần mũi.
Mời độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV24.