Trăng Sói bùng nổ trên bầu trời vào tối 13, rạng sáng 14/1 là trăng tròn cuối cùng của năm Giáp Thìn 2024 và là trăng tròn đầu tiên của năm dương lịch 2025. Ảnh: Robert Michael/picture alliance via Getty Images.Mặt trăng đạt đến pha trăng tròn tháng Chạp âm lịch vào lúc 5h26 sáng ngày 14/1. Ảnh: Getty Images / Martin Ruegner.Tên gọi Trăng Sói được cho xuất phát từ tiếng Celtic và tiếng Anh cổ, được những người định cư châu Âu mang đến Bắc Mỹ xuất phát từ việc sói hú vào thời điểm này trong năm. Ảnh: Getty Images.Vào ngày 13/1, sao Hỏa biến mất sau trăng tròn trong vài giờ trong hiện tượng che khuất Mặt trăng. Điều trùng hợp là hiện tượng này xảy ra khi hành tinh đỏ đi vào vị trí đối lập, tức sao Hỏa nằm đối diện trực tiếp với Mặt Trời khi từ Trái Đất nhìn lên bầu trời. Ảnh: Getty Images / Juan Maria Coy Vergara.Sao Hỏa biến mất phía sau rìa dưới của Mặt trăng lúc 20h44 tối ngày 13/1 rồi xuất hiện sau rìa trên Mặt trăng lúc 0h52 rạng sáng 14/1 theo giờ địa phương. Ảnh: Getty Images.Đây là khoảng thời gian sao Hỏa lớn nhất trên bầu trời khi nhìn từ Trái đất, nên những người yêu thiên văn có thể dễ dàng nhìn thấy hành tinh này bằng mắt thường. Ảnh: Alamy.Để quan sát tốt nhất hiện tượng này, người dân có thể dùng ống nhòm hoặc kính thiên văn. Ảnh: Alamy.Mời độc giả xem video: Siêu "trăng xanh" xuất hiện ở nhiều quốc gia. Nguồn: VTV1.
Trăng Sói bùng nổ trên bầu trời vào tối 13, rạng sáng 14/1 là trăng tròn cuối cùng của năm Giáp Thìn 2024 và là trăng tròn đầu tiên của năm dương lịch 2025. Ảnh: Robert Michael/picture alliance via Getty Images.
Mặt trăng đạt đến pha trăng tròn tháng Chạp âm lịch vào lúc 5h26 sáng ngày 14/1. Ảnh: Getty Images / Martin Ruegner.
Tên gọi Trăng Sói được cho xuất phát từ tiếng Celtic và tiếng Anh cổ, được những người định cư châu Âu mang đến Bắc Mỹ xuất phát từ việc sói hú vào thời điểm này trong năm. Ảnh: Getty Images.
Vào ngày 13/1, sao Hỏa biến mất sau trăng tròn trong vài giờ trong hiện tượng che khuất Mặt trăng. Điều trùng hợp là hiện tượng này xảy ra khi hành tinh đỏ đi vào vị trí đối lập, tức sao Hỏa nằm đối diện trực tiếp với Mặt Trời khi từ Trái Đất nhìn lên bầu trời. Ảnh: Getty Images / Juan Maria Coy Vergara.
Sao Hỏa biến mất phía sau rìa dưới của Mặt trăng lúc 20h44 tối ngày 13/1 rồi xuất hiện sau rìa trên Mặt trăng lúc 0h52 rạng sáng 14/1 theo giờ địa phương. Ảnh: Getty Images.
Đây là khoảng thời gian sao Hỏa lớn nhất trên bầu trời khi nhìn từ Trái đất, nên những người yêu thiên văn có thể dễ dàng nhìn thấy hành tinh này bằng mắt thường. Ảnh: Alamy.
Để quan sát tốt nhất hiện tượng này, người dân có thể dùng ống nhòm hoặc kính thiên văn. Ảnh: Alamy.
Mời độc giả xem video: Siêu "trăng xanh" xuất hiện ở nhiều quốc gia. Nguồn: VTV1.