Ngày 8/3/2014, chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh đã biến mất không dấu vết, mang theo toàn bộ 227 hành khách và 12 phi hành đoàn.Tháng 3/2014: Qua hình ảnh vệ tinh từ Google Maps, có người thông tin và chỉ ra một địa điểm nào đó ở đảo Cầu Mã Thiên Lãnh, Côn Đảo, Việt Nam là vị trí của chiếc máy bay MH370 mất tích. Trong khi đó, một người khác lại gửi email tọa độ vị trí của chiếc máy bay mất tích gần Hồ Kenyir, bang Terengganu, Malaysia.Năm 2016: Điều tra viên nghiệp dư Ian Wilson tuyên bố ông đã phát hiện mảnh vỡ MH370 vào năm 2016. Hình ảnh này vẫn còn hiển thị trên Google Earth tận 3 năm sau. Ông khẳng định mảnh vỡ máy bay nằm sâu trong rừng rậm Campuchia, cách thủ đô Phnom Penh 100 km về phía Tây Bắc.Tháng 3/2016: Scott C Waring, người tự nhận là một “thợ săn” UFO, cho biết ông có thể đã vô tình tìm thấy mảnh vỡ của MH370 khi đang săn lùng UFO. Trong lúc đang lùng sục quanh Mũi Hảo Vọng, một bán đảo Nam Phi, để tìm kiếm UFO cũ vào năm 2013, ông phát hiện một “cái bóng” dưới nước có hình dạng giống một chiếc máy bay.Tháng 3/2018: Kỹ sư cơ khí Peter McMahon tin mình đã phát hiện ra mảnh vụn MH370 ở Ấn Độ Dương. Sử dụng cả hình ảnh của Google Maps và NASA, ông cho rằng chiếc máy bay đã rơi xuống khu vực cách hòn đảo Round Island 10 dặm về phía nam, gần quốc gia Mauritius - một khu vực không nằm trong hoạt động tìm kiếm của các chuyên gia.Một người giấu tên khác cho rằng ông đã phát hiện mảnh vỡ dưới nước ngoài khơi Indonesia. Nhưng sau đó, ông lại thừa nhận rằng đó có thể chỉ là hình ảnh một chiếc máy bay đang bay trên mặt nước. Người này đã tìm kiếm trên Google Earth quanh vùng biển ngoài khơi Padang - cách nơi MH370 cất cánh từ Kuala Lumpur khoảng một giờ bay.Tháng 10/2018: Nhà địa chất học John Guo tin rằng ông đã tìm thấy mảnh vỡ MH370 sau khi xác định được một đoạn “cây đổ” dài 600 m, cho thấy một chiếc máy bay phản lực từng xuất hiện trên chế độ xem vệ tinh của Google Map.Google đã phải cảnh báo người dùng không sử dụng website của họ để tìm MH370 bởi hình ảnh trên Google Maps không phải là hình ảnh vệ tinh theo thời gian thực. Chúng có thể được chụp vài tuần hoặc thậm chí vài tháng trước khi đăng tải trực tuyến. Những hình ảnh này không thể được coi là một địa điểm có thể xảy ra tai nạn.Trong suốt nhiều năm qua, một số mảnh vỡ đã trôi dạt vào bờ biển xung quanh Ấn Độ Dương. Đáng chú ý, số sê-ri và các đặc điểm nhận dạng khác đã xác nhận chúng thuộc về MH370.Mảnh vỡ đầu tiên được xác nhận được tìm thấy dạt vào bãi biển trên đảo Réunion vào tháng 7/2015. Nó được xác định là một mảnh cánh phụ, thuộc phần cánh máy bay dùng để tăng lực cản khi cất cánh và hạ cánh.Vài tháng sau, vào tháng 12/2015, một mảnh kim loại dài hàng mét, được cho là đoạn yếm của đường ray, đã được tìm thấy ở Xai Xai, Mozambique.Đến tháng 2/2016, bảng điều khiển đã được tìm thấy khi trôi dạt vào Vilankulo, cũng ở Mozambique. Một tháng sau, một mảnh vỏ động cơ Rolls-Royce được tìm thấy ở Vịnh Mossel, Nam Phi, và một mảnh nội thất của cabin chính được tìm thấy trên đảo Rodrigues ở Mauritius.Vào tháng 6/2016, một mảnh cánh lớn đã được tìm thấy trên đảo Pemba ở Zanzibar, trong khi tháng 9/2016, các mảnh vỡ trôi dạt vào Sainte-Luce, Madagascar đã được tìm thấy nhưng không được xác nhận là của MH370.
Ngày 8/3/2014, chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh đã biến mất không dấu vết, mang theo toàn bộ 227 hành khách và 12 phi hành đoàn.
Tháng 3/2014: Qua hình ảnh vệ tinh từ Google Maps, có người thông tin và chỉ ra một địa điểm nào đó ở đảo Cầu Mã Thiên Lãnh, Côn Đảo, Việt Nam là vị trí của chiếc máy bay MH370 mất tích. Trong khi đó, một người khác lại gửi email tọa độ vị trí của chiếc máy bay mất tích gần Hồ Kenyir, bang Terengganu, Malaysia.
Năm 2016: Điều tra viên nghiệp dư Ian Wilson tuyên bố ông đã phát hiện mảnh vỡ MH370 vào năm 2016. Hình ảnh này vẫn còn hiển thị trên Google Earth tận 3 năm sau. Ông khẳng định mảnh vỡ máy bay nằm sâu trong rừng rậm Campuchia, cách thủ đô Phnom Penh 100 km về phía Tây Bắc.
Tháng 3/2016: Scott C Waring, người tự nhận là một “thợ săn” UFO, cho biết ông có thể đã vô tình tìm thấy mảnh vỡ của MH370 khi đang săn lùng UFO. Trong lúc đang lùng sục quanh Mũi Hảo Vọng, một bán đảo Nam Phi, để tìm kiếm UFO cũ vào năm 2013, ông phát hiện một “cái bóng” dưới nước có hình dạng giống một chiếc máy bay.
Tháng 3/2018: Kỹ sư cơ khí Peter McMahon tin mình đã phát hiện ra mảnh vụn MH370 ở Ấn Độ Dương. Sử dụng cả hình ảnh của Google Maps và NASA, ông cho rằng chiếc máy bay đã rơi xuống khu vực cách hòn đảo Round Island 10 dặm về phía nam, gần quốc gia Mauritius - một khu vực không nằm trong hoạt động tìm kiếm của các chuyên gia.
Một người giấu tên khác cho rằng ông đã phát hiện mảnh vỡ dưới nước ngoài khơi Indonesia. Nhưng sau đó, ông lại thừa nhận rằng đó có thể chỉ là hình ảnh một chiếc máy bay đang bay trên mặt nước. Người này đã tìm kiếm trên Google Earth quanh vùng biển ngoài khơi Padang - cách nơi MH370 cất cánh từ Kuala Lumpur khoảng một giờ bay.
Tháng 10/2018: Nhà địa chất học John Guo tin rằng ông đã tìm thấy mảnh vỡ MH370 sau khi xác định được một đoạn “cây đổ” dài 600 m, cho thấy một chiếc máy bay phản lực từng xuất hiện trên chế độ xem vệ tinh của Google Map.
Google đã phải cảnh báo người dùng không sử dụng website của họ để tìm MH370 bởi hình ảnh trên Google Maps không phải là hình ảnh vệ tinh theo thời gian thực. Chúng có thể được chụp vài tuần hoặc thậm chí vài tháng trước khi đăng tải trực tuyến. Những hình ảnh này không thể được coi là một địa điểm có thể xảy ra tai nạn.
Trong suốt nhiều năm qua, một số mảnh vỡ đã trôi dạt vào bờ biển xung quanh Ấn Độ Dương. Đáng chú ý, số sê-ri và các đặc điểm nhận dạng khác đã xác nhận chúng thuộc về MH370.
Mảnh vỡ đầu tiên được xác nhận được tìm thấy dạt vào bãi biển trên đảo Réunion vào tháng 7/2015. Nó được xác định là một mảnh cánh phụ, thuộc phần cánh máy bay dùng để tăng lực cản khi cất cánh và hạ cánh.
Vài tháng sau, vào tháng 12/2015, một mảnh kim loại dài hàng mét, được cho là đoạn yếm của đường ray, đã được tìm thấy ở Xai Xai, Mozambique.
Đến tháng 2/2016, bảng điều khiển đã được tìm thấy khi trôi dạt vào Vilankulo, cũng ở Mozambique. Một tháng sau, một mảnh vỏ động cơ Rolls-Royce được tìm thấy ở Vịnh Mossel, Nam Phi, và một mảnh nội thất của cabin chính được tìm thấy trên đảo Rodrigues ở Mauritius.
Vào tháng 6/2016, một mảnh cánh lớn đã được tìm thấy trên đảo Pemba ở Zanzibar, trong khi tháng 9/2016, các mảnh vỡ trôi dạt vào Sainte-Luce, Madagascar đã được tìm thấy nhưng không được xác nhận là của MH370.