Theo dữ liệu của Trung tâm dự báo môi trường quốc gia Mỹ, ngày 3/7, nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt mức 17,01 độ C. Đây là mức nhiệt cao nhất trong dữ liệu của Trung tâm dự báo môi trường quốc gia Mỹ ghi nhận kể từ năm 1979. Các đợt nắng nóng kỷ lục đã ảnh hưởng tới nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan...Đến ngày 4/7, kỷ lục trên tiếp tục bị phá vỡ khi nhiệt độ trung bình toàn cầu lên tới 17,18 độ C. Kỷ lục trước đó là 16,92 độ C được ghi nhận vào tháng 8/2016.Trong tình hình khủng hoảng khí hậu ngày càng trầm trọng, giới khoa học nhận định những đợt nắng nóng phá vỡ kỷ lục sẽ trở nên thường xuyên và dữ dội hơn. Trong đó, kỷ lục nhiệt độ có thể bị phá vỡ nhiều lần trong nửa cuối năm 2023.Nhà khoa học đứng đầu tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận Berkeley Earth - ông Robert Rohde dự đoán thế giới có thể trải qua những ngày nóng hơn trong vòng 6 tuần tới.Theo ông Robert, kỷ lục toàn cầu mới là một dấu hiệu cho thấy Trái Đất đang nóng lên nhanh tới mức nào khi hiện tượng tự nhiên El Nino kết hợp với tác động từ biến đổi khí hậu.Tổng thư ký WMO, giáo sư Petteri Taalas cho hay năm 2023 nắng nóng có thể sẽ phá kỷ lục ở quy mô địa phương, khu vực và có thể là toàn cầu. Từ thực trạng thời tiết khắc nghiệt gia tăng, ông lưu ý: "Điều này nhấn mạnh Liên Hiệp Quốc cần thiết phải cảnh báo sớm để giữ an toàn cho mọi người".Giáo sư Petteri Taalas cho hay, việc cảnh báo sớm không chỉ giúp người dân tự phòng chống trước thiên tai mà còn tạo điều kiện cho các chuyên gia điều chỉnh các khuyến nghị trồng trọt, giải phóng hoặc duy trì mực nước đập nếu có thể, hoặc chỉ đơn giản là dự trữ vật tư cứu trợ thiên tai.Do các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài nên nhu cầu tiêu thụ điện ở nhiều quốc gia lập kỷ lục mới khi người dân tăng cường sử dụng máy điều hòa không khí cùng các thiết bị làm mát khác. Do đó, hệ thống lưới điện của nhiều nước rơi vào tình trạng quá tải dẫn đến một số nơi bị cắt điện trong nhiều giờ, thậm chí vài ngày.Vì vậy, cơ quan quản lý lưới điện ở nhiều nước như Mỹ, các quốc gia tại châu Âu, châu Á... khuyến cáo khách hàng cắt giảm sử dụng điện vào giờ cao điểm.Nhiệt độ quá cao có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nên, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân tại những khu vực ảnh hưởng không tham gia các hoạt động gắng sức ngoài trời, nhất là giữa trưa, đồng thời phải uống nhiều nước.Mời độc giả xem video: Nắng nóng đỉnh điểm, chú ý dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị sốc nhiệt.
Theo dữ liệu của Trung tâm dự báo môi trường quốc gia Mỹ, ngày 3/7, nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt mức 17,01 độ C. Đây là mức nhiệt cao nhất trong dữ liệu của Trung tâm dự báo môi trường quốc gia Mỹ ghi nhận kể từ năm 1979. Các đợt nắng nóng kỷ lục đã ảnh hưởng tới nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan...
Đến ngày 4/7, kỷ lục trên tiếp tục bị phá vỡ khi nhiệt độ trung bình toàn cầu lên tới 17,18 độ C. Kỷ lục trước đó là 16,92 độ C được ghi nhận vào tháng 8/2016.
Trong tình hình khủng hoảng khí hậu ngày càng trầm trọng, giới khoa học nhận định những đợt nắng nóng phá vỡ kỷ lục sẽ trở nên thường xuyên và dữ dội hơn. Trong đó, kỷ lục nhiệt độ có thể bị phá vỡ nhiều lần trong nửa cuối năm 2023.
Nhà khoa học đứng đầu tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận Berkeley Earth - ông Robert Rohde dự đoán thế giới có thể trải qua những ngày nóng hơn trong vòng 6 tuần tới.
Theo ông Robert, kỷ lục toàn cầu mới là một dấu hiệu cho thấy Trái Đất đang nóng lên nhanh tới mức nào khi hiện tượng tự nhiên El Nino kết hợp với tác động từ biến đổi khí hậu.
Tổng thư ký WMO, giáo sư Petteri Taalas cho hay năm 2023 nắng nóng có thể sẽ phá kỷ lục ở quy mô địa phương, khu vực và có thể là toàn cầu. Từ thực trạng thời tiết khắc nghiệt gia tăng, ông lưu ý: "Điều này nhấn mạnh Liên Hiệp Quốc cần thiết phải cảnh báo sớm để giữ an toàn cho mọi người".
Giáo sư Petteri Taalas cho hay, việc cảnh báo sớm không chỉ giúp người dân tự phòng chống trước thiên tai mà còn tạo điều kiện cho các chuyên gia điều chỉnh các khuyến nghị trồng trọt, giải phóng hoặc duy trì mực nước đập nếu có thể, hoặc chỉ đơn giản là dự trữ vật tư cứu trợ thiên tai.
Do các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài nên nhu cầu tiêu thụ điện ở nhiều quốc gia lập kỷ lục mới khi người dân tăng cường sử dụng máy điều hòa không khí cùng các thiết bị làm mát khác. Do đó, hệ thống lưới điện của nhiều nước rơi vào tình trạng quá tải dẫn đến một số nơi bị cắt điện trong nhiều giờ, thậm chí vài ngày.
Vì vậy, cơ quan quản lý lưới điện ở nhiều nước như Mỹ, các quốc gia tại châu Âu, châu Á... khuyến cáo khách hàng cắt giảm sử dụng điện vào giờ cao điểm.
Nhiệt độ quá cao có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nên, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân tại những khu vực ảnh hưởng không tham gia các hoạt động gắng sức ngoài trời, nhất là giữa trưa, đồng thời phải uống nhiều nước.
Mời độc giả xem video: Nắng nóng đỉnh điểm, chú ý dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị sốc nhiệt.