1. Theo thống kê, khoảng 30 quốc gia gồm: Anh, Áo, Ba Lan, Brazil, Campuchia, Canada, Cuba, Chile, Đan Mạch, El Savador, Estonia, Hungary, Israel, Ireland, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, San Marino, Singapore, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Thụy Sĩ, Thụy Điển, UAE… đã tiến hành tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em.Thế nhưng, tính đến thời điểm hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa phê duyệt bất kỳ vaccine vắc xin COVID-19 nào cho trẻ em. Tất cả 6 loại vắc xin WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp đều được khuyến cáo sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên. Các thử nghiệm vắc xin cho trẻ em đang được tiến hành và WHO sẽ cập nhật khuyến nghị của mình khi có bằng chứng hoặc tình hình dịch tễ học cho thấy có sự thay đổi trong chính sách.2. Hiệu quả của các vắc xin COVID-19 cho trẻ em. Mặc dù WHO chưa phê duyệt bất kỳ vắc xin nào cho trẻ em nhưng một số hãng dược đã công bố kết quả các thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả khi tiêm chủng cho nhóm đối tượng dưới 18 tuổi.Trong đó, vắc xin Pfizer đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt hoàn toàn cho trẻ em và người lớn từ 16 tuổi trở lên và có giấy phép sử dụng khẩn cấp cho trẻ em từ 12 - 15 tuổi (liều lượng giống người lớn 30mcg, tiêm cách nhau 3 tuần).Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) cũng phê duyệt vắc xin Pfizer cho trẻ từ 12 đến 15 tuổi. Kể từ đó, các nước châu Âu đã thực hiện những chính sách tiêm ngừa khác nhau. Hãng Pfizer công bố kết quả thử nghiệm cho thấy vắc xin có hiệu lực 100% trong việc ngăn ngừa COVID-19 ở trẻ em từ 12 - 15 tuổi ; 91% với những người dưới 16 tuổi.Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê duyệt vắc xin Moderna cho trẻ em từ 12-17 tuổi nhưng chưa cấp phép sử dụng. Theo nghiên cứu từ Moderna cho thấy trẻ 12-17 tuổi tiêm vắc xin có hiệu quả và tác dụng phụ tương tự người lớn.Những nghiên cứu của Moderna chưa phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ vị thành niên, không trường hợp mắc COVID-19 có triệu chứng sau tiêm vắc xin đủ 2 liều. Thêm nữa, một liều vắc xin Moderna có hiệu quả 93% trong việc chống lại COVID-19 có triệu chứng.Vào tháng 6, Trung Quốc bắt đầu cho phép một số trẻ em từ 3 - 17 tuổi được tiêm vắc xin do hãng dược Sinovac sản xuất. Vắc xin Sinovac cũng được sử dụng phổ biến ở nhiều nước châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.Những tình nguyện viên được tiêm vắc xin Sinovac gồm 500 trẻ em, thanh thiếu niên khỏe mạnh. 96% trong số đó phát triển kháng thể chống lại nCoV. Đa số đối tượng tham gia thử nghiệm có tác dụng phụ nhẹ hoặc trung bình, phổ biến nhất là đau tại chỗ tiêm.Soberana 2 của Cuba là vắc xin đầu tiên trên thế giới được tiêm cho trẻ 2 - 11 tuổi. Vào ngày 12/8, giới chức Cuba công bố dữ liệu ban đầu cho thấy “chỉ có 21.000 người” (hay 0,8%) trong số 2,5 triệu người được tiêm vắc xin Soberana 2 mắc COVID-19. Ngoài ra, chỉ 99 người tử vong, chiếm tỷ lệ 0,003%. Ngoài những vắc xin trên, AstraZeneca, Covaxin... đang tiến hành thử nghiệm cho nhóm đối tượng dưới 18 tuổi.Thử nghiệm vắc xin ZyCoV-D do Ấn Độ sản xuất được tiến hành với 28.000 tình nguyện viên, trong đó có 1.400 thanh, thiếu niên từ 12 - 18 tuổi. Kết quả các thử nghiệm không phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng.3. Mỗi hãng dược công bố liều lượng vắc xin COVID-19 cho trẻ em có sự khác nhau. Trong đó, vắc cin ZyCoV-D của Ấn Độ có 3 liều tiêm. Trung Quốc, Thái Lan tiêm 2 liều Vero Cell, Sinovac cho trẻ em tương tự như người trưởng thành. Mỹ và một số nước tiêm vắc xin Pfizer cho trẻ 12-17 tuổi với liều tương đương người lớn (2 liều, mỗi liều 30µg, cách nhau 21 ngày).4. Trong bối cảnh nhiều nước đang thực hiện chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em, vào ngày 14/10, Bộ Y tế Việt Nam có văn bản số về việc tiêm phòng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em 12-17 tuổi gửi Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur.Bộ Y tế đề nghị mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương. Loại vắc xin được sử dụng được Bộ Y tế phê duyệt cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Vắc xin được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại.5. Kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em ở Việt Nam. Theo lộ trình Bộ Y tế xây dựng, đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch tiêm mũi 1 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi từ tháng 10/2021 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện. Bộ Y tế phấn đấu trong quý IV/2021 sẽ tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 cho 95% trên tổng số 8,1 triệu trẻ em từ 12 - 17 tuổi trên cả nước.Vào ngày 16/10, Sở Y tế TP.HCM đề xuất cho phép triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ 12 - 17 tuổi trên địa bàn bắt đầu từ ngày 22/10. Theo đó, TP.HCM có thể sẽ là địa phương đầu tiên trên cả nước tiêm vắc xin cho trẻ sau hướng dẫn của Bộ Y tế. Mời độc giả xem video: Đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Nguồn: VTV4.
1. Theo thống kê, khoảng 30 quốc gia gồm: Anh, Áo, Ba Lan, Brazil, Campuchia, Canada, Cuba, Chile, Đan Mạch, El Savador, Estonia, Hungary, Israel, Ireland, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, San Marino, Singapore, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Thụy Sĩ, Thụy Điển, UAE… đã tiến hành tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em.
Thế nhưng, tính đến thời điểm hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa phê duyệt bất kỳ vaccine vắc xin COVID-19 nào cho trẻ em. Tất cả 6 loại vắc xin WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp đều được khuyến cáo sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên. Các thử nghiệm vắc xin cho trẻ em đang được tiến hành và WHO sẽ cập nhật khuyến nghị của mình khi có bằng chứng hoặc tình hình dịch tễ học cho thấy có sự thay đổi trong chính sách.
2. Hiệu quả của các vắc xin COVID-19 cho trẻ em. Mặc dù WHO chưa phê duyệt bất kỳ vắc xin nào cho trẻ em nhưng một số hãng dược đã công bố kết quả các thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả khi tiêm chủng cho nhóm đối tượng dưới 18 tuổi.
Trong đó, vắc xin Pfizer đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt hoàn toàn cho trẻ em và người lớn từ 16 tuổi trở lên và có giấy phép sử dụng khẩn cấp cho trẻ em từ 12 - 15 tuổi (liều lượng giống người lớn 30mcg, tiêm cách nhau 3 tuần).
Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) cũng phê duyệt vắc xin Pfizer cho trẻ từ 12 đến 15 tuổi. Kể từ đó, các nước châu Âu đã thực hiện những chính sách tiêm ngừa khác nhau. Hãng Pfizer công bố kết quả thử nghiệm cho thấy vắc xin có hiệu lực 100% trong việc ngăn ngừa COVID-19 ở trẻ em từ 12 - 15 tuổi ; 91% với những người dưới 16 tuổi.
Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê duyệt vắc xin Moderna cho trẻ em từ 12-17 tuổi nhưng chưa cấp phép sử dụng. Theo nghiên cứu từ Moderna cho thấy trẻ 12-17 tuổi tiêm vắc xin có hiệu quả và tác dụng phụ tương tự người lớn.
Những nghiên cứu của Moderna chưa phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ vị thành niên, không trường hợp mắc COVID-19 có triệu chứng sau tiêm vắc xin đủ 2 liều. Thêm nữa, một liều vắc xin Moderna có hiệu quả 93% trong việc chống lại COVID-19 có triệu chứng.
Vào tháng 6, Trung Quốc bắt đầu cho phép một số trẻ em từ 3 - 17 tuổi được tiêm vắc xin do hãng dược Sinovac sản xuất. Vắc xin Sinovac cũng được sử dụng phổ biến ở nhiều nước châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.
Những tình nguyện viên được tiêm vắc xin Sinovac gồm 500 trẻ em, thanh thiếu niên khỏe mạnh. 96% trong số đó phát triển kháng thể chống lại nCoV. Đa số đối tượng tham gia thử nghiệm có tác dụng phụ nhẹ hoặc trung bình, phổ biến nhất là đau tại chỗ tiêm.
Soberana 2 của Cuba là vắc xin đầu tiên trên thế giới được tiêm cho trẻ 2 - 11 tuổi. Vào ngày 12/8, giới chức Cuba công bố dữ liệu ban đầu cho thấy “chỉ có 21.000 người” (hay 0,8%) trong số 2,5 triệu người được tiêm vắc xin Soberana 2 mắc COVID-19. Ngoài ra, chỉ 99 người tử vong, chiếm tỷ lệ 0,003%. Ngoài những vắc xin trên, AstraZeneca, Covaxin... đang tiến hành thử nghiệm cho nhóm đối tượng dưới 18 tuổi.
Thử nghiệm vắc xin ZyCoV-D do Ấn Độ sản xuất được tiến hành với 28.000 tình nguyện viên, trong đó có 1.400 thanh, thiếu niên từ 12 - 18 tuổi. Kết quả các thử nghiệm không phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng.
3. Mỗi hãng dược công bố liều lượng vắc xin COVID-19 cho trẻ em có sự khác nhau. Trong đó, vắc cin ZyCoV-D của Ấn Độ có 3 liều tiêm. Trung Quốc, Thái Lan tiêm 2 liều Vero Cell, Sinovac cho trẻ em tương tự như người trưởng thành. Mỹ và một số nước tiêm vắc xin Pfizer cho trẻ 12-17 tuổi với liều tương đương người lớn (2 liều, mỗi liều 30µg, cách nhau 21 ngày).
4. Trong bối cảnh nhiều nước đang thực hiện chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em, vào ngày 14/10, Bộ Y tế Việt Nam có văn bản số về việc tiêm phòng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em 12-17 tuổi gửi Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur.
Bộ Y tế đề nghị mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương. Loại vắc xin được sử dụng được Bộ Y tế phê duyệt cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Vắc xin được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại.
5. Kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em ở Việt Nam. Theo lộ trình Bộ Y tế xây dựng, đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch tiêm mũi 1 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi từ tháng 10/2021 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện. Bộ Y tế phấn đấu trong quý IV/2021 sẽ tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 cho 95% trên tổng số 8,1 triệu trẻ em từ 12 - 17 tuổi trên cả nước.
Vào ngày 16/10, Sở Y tế TP.HCM đề xuất cho phép triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ 12 - 17 tuổi trên địa bàn bắt đầu từ ngày 22/10. Theo đó, TP.HCM có thể sẽ là địa phương đầu tiên trên cả nước tiêm vắc xin cho trẻ sau hướng dẫn của Bộ Y tế.
Mời độc giả xem video: Đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Nguồn: VTV4.