Manchester đã từng là nơi sinh sống của một loạt các loài cây ăn thịt. Tuy nhiên, khoảng 150 năm trước những cây gọng vó đã tuyệt chủng và có nguy cơ biến mất hoàn toàn trên toàn nước Anh.Vào thế kỷ 20, 98% quần thể cây ăn thịt và đầm lầy tại Manchester đã biến mất. Trung bình mỗi năm có một loài thực vật bị tuyệt chủng ở mỗi quận trên khắp nước Anh.Tuy nhiên, tổ chức Động vật hoang dã Lancashire (Lancashire Wildlife Trust - LWT) đã đi đầu trong nỗ lực cứu những loài thực vật ăn thịt này. Thành công ban đầu đã đến với chi nhĩ cán, một loài thực vật ăn thịt có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng ở Anh.Cùng với đó, những cây gọng vó cũng đang phát triển tốt. Nhờ những nỗ lực này, các loài thực vật ăn thịt ở các đầm lầy than bùn ở phía tây bắc nước Anh đã có thể quay trở lại.Thực vật ăn thịt là những loài sở hữu các loại bẫy tinh vi và khả năng cử động nhanh như chớp vô cùng đặc biệt. Cây gọng vó, tên khoa học là Drosera burmannii Vahl. Nếu côn trùng sa bẫy và cố gắng kháng cự thì sẽ chết trong vòng 15 phút do kiệt sức và do các chất nhầy bao quanh khiến chúng bị ngạt thở.Cây nắp ấm có tên khoa học là Nepenthes. Một số lá của chúng tạo thành hình ấm để bắt côn trùng. Bên trong lá hình ấm có lông răng. Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để nó không thể thoát ra. Sau đó con mồi sẽ trượt xuống phần cuống lá, nơi có rất nhiều enzyme tiêu hóa đang chờ sẵn.Cây Bladderwort được xem là thực vật ăn thịt phổ biến nhất với hơn 200 loài. Khi con mồi đi ngang qua cây, mồi sẽ tạo ra một rung động nhỏ, và kích thích những sợi lông siêu nhạy cảm khiến bẫy hút nước và hút cả các con mồi.Bẫy ruồi Venus flytrap có tên khoa học là Dionaea muscipula, là loài cây ăn thịt nổi tiếng nhất thế giới. Chỉ cần côn trùng đậu và chạm vào hai sợi tóc này, lá cây lập tức ụp lại khiến cho côn trùng không thể thoát ra. Bên trong, chất phân hủy sẽ trào ra giết chết nạn nhân và biến chúng thành chất sinh dưỡng cho cây.Cây hố bẫy có tên khoa học là Sarracenia. Phiến lá của cây có nắp sặc sỡ trong như cái dạ dày, ở trong “dạ dày” đó có nhiều tuyến tiết mật thu hút sâu bọ. Khi sâu bọ sa vào thì không tài nào thoát được. Bên trong cái "dạ dày" cũng chứa dung dịch tiêu hoá giống như cây nắp ấm.Cây cỏ bơ (butterwort) sử dụng những chiếc lá có chất dính của mình để thu hút, bẫy và tiêu hoá côn trùng. Khi côn trùng đậu xuống, cây tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Con mồi sẽ bị dính chặt và bọc trong đống chất nhầy này.Cây xoắn ốc khiến các các vi sinh vật đi vào rễ cây qua một khe nhỏ nhanh chóng bị lạc trong mê cung rối rắm. Vô số lông cong ngăn không cho nó thoát ra ngoài, hướng nó vào khoang trung tâm có nồng độ oxy thấp gây tử vong và chứa các enzyme tiêu hóa chúng.Cây lá chén California tự chủ động bơm nước vào, cũng bởi vì nó có một đường dẫn nối thẳng vào đó. Điều này khiến cho những con mồi ngây thơ nếu vô tình tò mò bò vào sẽ bất ngờ bị đóng cửa ra, và sau đó nước tràn đến nhấn chìm, tiêu hóa dần.Mời các bạn xem video: Những loài cây có hình thù kỳ lạ nhất thế giới. Nguồn: Vui khỏe mỗi ngày.
Manchester đã từng là nơi sinh sống của một loạt các loài cây ăn thịt. Tuy nhiên, khoảng 150 năm trước những cây gọng vó đã tuyệt chủng và có nguy cơ biến mất hoàn toàn trên toàn nước Anh.
Vào thế kỷ 20, 98% quần thể cây ăn thịt và đầm lầy tại Manchester đã biến mất. Trung bình mỗi năm có một loài thực vật bị tuyệt chủng ở mỗi quận trên khắp nước Anh.
Tuy nhiên, tổ chức Động vật hoang dã Lancashire (Lancashire Wildlife Trust - LWT) đã đi đầu trong nỗ lực cứu những loài thực vật ăn thịt này. Thành công ban đầu đã đến với chi nhĩ cán, một loài thực vật ăn thịt có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng ở Anh.
Cùng với đó, những cây gọng vó cũng đang phát triển tốt. Nhờ những nỗ lực này, các loài thực vật ăn thịt ở các đầm lầy than bùn ở phía tây bắc nước Anh đã có thể quay trở lại.
Thực vật ăn thịt là những loài sở hữu các loại bẫy tinh vi và khả năng cử động nhanh như chớp vô cùng đặc biệt. Cây gọng vó, tên khoa học là Drosera burmannii Vahl. Nếu côn trùng sa bẫy và cố gắng kháng cự thì sẽ chết trong vòng 15 phút do kiệt sức và do các chất nhầy bao quanh khiến chúng bị ngạt thở.
Cây nắp ấm có tên khoa học là Nepenthes. Một số lá của chúng tạo thành hình ấm để bắt côn trùng. Bên trong lá hình ấm có lông răng. Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để nó không thể thoát ra. Sau đó con mồi sẽ trượt xuống phần cuống lá, nơi có rất nhiều enzyme tiêu hóa đang chờ sẵn.
Cây Bladderwort được xem là thực vật ăn thịt phổ biến nhất với hơn 200 loài. Khi con mồi đi ngang qua cây, mồi sẽ tạo ra một rung động nhỏ, và kích thích những sợi lông siêu nhạy cảm khiến bẫy hút nước và hút cả các con mồi.
Bẫy ruồi Venus flytrap có tên khoa học là Dionaea muscipula, là loài cây ăn thịt nổi tiếng nhất thế giới. Chỉ cần côn trùng đậu và chạm vào hai sợi tóc này, lá cây lập tức ụp lại khiến cho côn trùng không thể thoát ra. Bên trong, chất phân hủy sẽ trào ra giết chết nạn nhân và biến chúng thành chất sinh dưỡng cho cây.
Cây hố bẫy có tên khoa học là Sarracenia. Phiến lá của cây có nắp sặc sỡ trong như cái dạ dày, ở trong “dạ dày” đó có nhiều tuyến tiết mật thu hút sâu bọ. Khi sâu bọ sa vào thì không tài nào thoát được. Bên trong cái "dạ dày" cũng chứa dung dịch tiêu hoá giống như cây nắp ấm.
Cây cỏ bơ (butterwort) sử dụng những chiếc lá có chất dính của mình để thu hút, bẫy và tiêu hoá côn trùng. Khi côn trùng đậu xuống, cây tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Con mồi sẽ bị dính chặt và bọc trong đống chất nhầy này.
Cây xoắn ốc khiến các các vi sinh vật đi vào rễ cây qua một khe nhỏ nhanh chóng bị lạc trong mê cung rối rắm. Vô số lông cong ngăn không cho nó thoát ra ngoài, hướng nó vào khoang trung tâm có nồng độ oxy thấp gây tử vong và chứa các enzyme tiêu hóa chúng.
Cây lá chén California tự chủ động bơm nước vào, cũng bởi vì nó có một đường dẫn nối thẳng vào đó. Điều này khiến cho những con mồi ngây thơ nếu vô tình tò mò bò vào sẽ bất ngờ bị đóng cửa ra, và sau đó nước tràn đến nhấn chìm, tiêu hóa dần.