Không phải sự trùng hợp khi NASA đặt tên chương trình trở lại Mặt Trăng là Artemis theo tên người chị sinh đôi của thần Apollo trong thần thoại Hy Lạp. NASA mong muốn sứ mệnh Artemis sẽ tiếp nối chương trình Apollo nổi tiếng bằng cách phóng nhiệm vụ có người lái tới Mặt Trăng nhưng theo cách hoàn toàn mới.Mục tiêu của chương trình Artemis bao gồm đưa phi hành đoàn đa sắc tộc lên Mặt Trăng và khám phá cực Nam Mặt Trăng đang chìm trong bóng tối. Chương trình tham vọng này cũng hướng tới thiết lập khu định cư bền vững trên Mặt Trăng và tạo ra những hệ thống tái sử dụng cho phép con người khám phá sao Hỏa.Khi Artemis I phóng vào ngày 29/8 tới đây, nhiệm vụ không người lái này sẽ kiểm tra mọi bộ phận mới giúp mục tiêu khám phá không gian sâu trong tương lai trở nên khả thi.Sau đó, các phi hành gia sẽ tiếp tục hành trình vào năm 2024 và 2025 trong nhiệm vụ Artemis II và Artemis III của NASA. Theo dự kiến, tên lửa Hệ thống phóng không gian và tàu vũ trụ Orion sẽ cất cánh vào khoảng 20h33 - 22h33 ngày 29/8 từ Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ. Thời gian phóng dự phòng rơi vào ngày 2/9 đến 5/9.Sau khi phóng từ Trái Đất, Artemis I sẽ thực hiện nhiệm vụ kéo dài 42 ngày. Trong chuyến bay, tàu vũ trụ Orion sẽ bay 64.000 km phía ngoài Mặt Trăng, xa hơn 48.000 km so với kỷ lục lập bởi tàu Apollo 13.Lộ trình này mô phỏng chuyến bay mà phi hành đoàn Artemis II sẽ thực hiện vào năm 2024. Đây sẽ là quãng đường xa nhất mà bất kỳ tàu vũ trụ chở người nào từng bay, theo NASA.Bệ phóng 39B không còn xa lạ với những tên lửa khổng lồ, giám đốc NASA Bill Nelson chia sẻ tại một cuộc họp báo đầu tháng 8/2022. Đây là nơi phóng tên lửa Saturn V từng chở các nhiệm vụ Apollo tới Mặt Trăng và cất cánh với lực đẩy 3,4 triệu kg. Tên lửa SLS mới sẽ rời khỏi bệ phóng với lực đẩy gần 4 triệu kg.Tên lửa Mặt Trăng khổng lồ này sẽ đẩy tàu vũ trụ xa hơn gấp 1.000 lần vị trí của Trạm Vũ trụ Quốc tế trên quỹ đạo thấp của Trái Đất. Tên lửa SLS sẽ chở tàu Orion ở tốc độ lên tới 36.370 km/h để thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái Đất và tới Mặt Trăng."Đây là tên lửa duy nhất có khả năng phóng tàu Orion, phi hành đoàn và vật tư vào không gian sâu trong một lần phóng", John Honeycutt, quản lý chương trình Hệ thống phóng không gian ở Trung tâm bay vũ trụ Marshall của NASA tại Huntsville, Alabama, cho biết.Bên trên tên lửa là tàu vũ trụ Orion được thiết kế để chở phi hành đoàn vào không gian sâu và trở lại Trái Đất an toàn. Con tàu có khoang sinh hoạt, khoang dịch vụ và hệ thống hủy phóng có khả năng đảm bảo an toàn cho các phi hành gia nếu xảy ra tình huống khẩn cấp trong lúc phóng hoặc hạ cánh.Đường bay của tàu Orion trong không gian sẽ kiểm tra khả năng duy trì liên lạc của tàu với Trái Đất ở ngoài Mặt Trăng và bảo vệ phi hành đoàn khỏi bức xạ.Một trong những thử nghiệm lớn nhất đối với Orion là kiểm tra tấm chắn nhiệt. Khi tàu vũ trụ quay trở lại Trái Đất trong tháng 10, con tàu sẽ trải qua nhiệt độ nóng bằng một nửa nhiệt độ bề mặt Mặt Trời và lao qua tầng trên khí quyển Trái Đất ở 40.200 km/h, gấp 32 lần vận tốc âm thanh."Orion sẽ trở về Trái Đất nhanh và nóng hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào trước đây ở 32 Mach. Với tàu con thoi, vận tốc 25 Mach tương đương 28.160 km/h", Nelson cho biết. Quá trình hồi quyển sẽ giúp kiểm chứng khả năng của tấm chắn nhiệt trong việc đảm bảo tàu vũ trụ trở về Trái Đất an toàn và bảo vệ phi hành đoàn.Tất cả mục tiêu đối với chuyến bay Artemis sẽ kiểm nghiệm những yếu tố cần thiết để tàu Orion chở người vào không gian sâu, bao gồm bay an toàn, hiệu suất của tên lửa SLS, thử nghiệm tấm chắn nhiệt và thu hồi tàu vũ trụ đáp xuống Thái Bình Dương ngoài khơi San Diego.Tàu Orion sẽ không chở người trong nhiệm vụ đầu tiên, nhưng sẽ thu thập đầy dữ liệu từ chuyến bay, bao gồm cảm biến gắn trên 3 ma-nơ-canh mô phỏng những gì con người sẽ trải qua. Dữ liệu từ cảm biến sẽ hé lộ họ gặp bao nhiêu rung chấn, mức độ tiếp xúc bức xạ và tính hữu dụng của bộ đồ bay.
Không phải sự trùng hợp khi NASA đặt tên chương trình trở lại Mặt Trăng là Artemis theo tên người chị sinh đôi của thần Apollo trong thần thoại Hy Lạp. NASA mong muốn sứ mệnh Artemis sẽ tiếp nối chương trình Apollo nổi tiếng bằng cách phóng nhiệm vụ có người lái tới Mặt Trăng nhưng theo cách hoàn toàn mới.
Mục tiêu của chương trình Artemis bao gồm đưa phi hành đoàn đa sắc tộc lên Mặt Trăng và khám phá cực Nam Mặt Trăng đang chìm trong bóng tối. Chương trình tham vọng này cũng hướng tới thiết lập khu định cư bền vững trên Mặt Trăng và tạo ra những hệ thống tái sử dụng cho phép con người khám phá sao Hỏa.
Khi Artemis I phóng vào ngày 29/8 tới đây, nhiệm vụ không người lái này sẽ kiểm tra mọi bộ phận mới giúp mục tiêu khám phá không gian sâu trong tương lai trở nên khả thi.
Sau đó, các phi hành gia sẽ tiếp tục hành trình vào năm 2024 và 2025 trong nhiệm vụ Artemis II và Artemis III của NASA. Theo dự kiến, tên lửa Hệ thống phóng không gian và tàu vũ trụ Orion sẽ cất cánh vào khoảng 20h33 - 22h33 ngày 29/8 từ Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ. Thời gian phóng dự phòng rơi vào ngày 2/9 đến 5/9.
Sau khi phóng từ Trái Đất, Artemis I sẽ thực hiện nhiệm vụ kéo dài 42 ngày. Trong chuyến bay, tàu vũ trụ Orion sẽ bay 64.000 km phía ngoài Mặt Trăng, xa hơn 48.000 km so với kỷ lục lập bởi tàu Apollo 13.
Lộ trình này mô phỏng chuyến bay mà phi hành đoàn Artemis II sẽ thực hiện vào năm 2024. Đây sẽ là quãng đường xa nhất mà bất kỳ tàu vũ trụ chở người nào từng bay, theo NASA.
Bệ phóng 39B không còn xa lạ với những tên lửa khổng lồ, giám đốc NASA Bill Nelson chia sẻ tại một cuộc họp báo đầu tháng 8/2022. Đây là nơi phóng tên lửa Saturn V từng chở các nhiệm vụ Apollo tới Mặt Trăng và cất cánh với lực đẩy 3,4 triệu kg. Tên lửa SLS mới sẽ rời khỏi bệ phóng với lực đẩy gần 4 triệu kg.
Tên lửa Mặt Trăng khổng lồ này sẽ đẩy tàu vũ trụ xa hơn gấp 1.000 lần vị trí của Trạm Vũ trụ Quốc tế trên quỹ đạo thấp của Trái Đất. Tên lửa SLS sẽ chở tàu Orion ở tốc độ lên tới 36.370 km/h để thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái Đất và tới Mặt Trăng.
"Đây là tên lửa duy nhất có khả năng phóng tàu Orion, phi hành đoàn và vật tư vào không gian sâu trong một lần phóng", John Honeycutt, quản lý chương trình Hệ thống phóng không gian ở Trung tâm bay vũ trụ Marshall của NASA tại Huntsville, Alabama, cho biết.
Bên trên tên lửa là tàu vũ trụ Orion được thiết kế để chở phi hành đoàn vào không gian sâu và trở lại Trái Đất an toàn. Con tàu có khoang sinh hoạt, khoang dịch vụ và hệ thống hủy phóng có khả năng đảm bảo an toàn cho các phi hành gia nếu xảy ra tình huống khẩn cấp trong lúc phóng hoặc hạ cánh.
Đường bay của tàu Orion trong không gian sẽ kiểm tra khả năng duy trì liên lạc của tàu với Trái Đất ở ngoài Mặt Trăng và bảo vệ phi hành đoàn khỏi bức xạ.
Một trong những thử nghiệm lớn nhất đối với Orion là kiểm tra tấm chắn nhiệt. Khi tàu vũ trụ quay trở lại Trái Đất trong tháng 10, con tàu sẽ trải qua nhiệt độ nóng bằng một nửa nhiệt độ bề mặt Mặt Trời và lao qua tầng trên khí quyển Trái Đất ở 40.200 km/h, gấp 32 lần vận tốc âm thanh.
"Orion sẽ trở về Trái Đất nhanh và nóng hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào trước đây ở 32 Mach. Với tàu con thoi, vận tốc 25 Mach tương đương 28.160 km/h", Nelson cho biết. Quá trình hồi quyển sẽ giúp kiểm chứng khả năng của tấm chắn nhiệt trong việc đảm bảo tàu vũ trụ trở về Trái Đất an toàn và bảo vệ phi hành đoàn.
Tất cả mục tiêu đối với chuyến bay Artemis sẽ kiểm nghiệm những yếu tố cần thiết để tàu Orion chở người vào không gian sâu, bao gồm bay an toàn, hiệu suất của tên lửa SLS, thử nghiệm tấm chắn nhiệt và thu hồi tàu vũ trụ đáp xuống Thái Bình Dương ngoài khơi San Diego.
Tàu Orion sẽ không chở người trong nhiệm vụ đầu tiên, nhưng sẽ thu thập đầy dữ liệu từ chuyến bay, bao gồm cảm biến gắn trên 3 ma-nơ-canh mô phỏng những gì con người sẽ trải qua. Dữ liệu từ cảm biến sẽ hé lộ họ gặp bao nhiêu rung chấn, mức độ tiếp xúc bức xạ và tính hữu dụng của bộ đồ bay.