Insight đưa tin, những ngày gần đây, cư dân mạng truyền tay nhau hình ảnh một sinh vật kỳ lạ có màu trong suốt kèm dòng caption: "Con tôm trong suốt ở vùng nước sâu Nhật Bản".Bức ảnh thu hút đông đảo sự chú ý bởi diện mạo vô cùng kỳ lạ của con vật được cho là tôm. Nó có cơ thể hoàn toàn trong suốt, có thể nhìn xuyên vào nội tạng, chân của sinh vật này cũng không hề có màu.Thực chất những bức ảnh này đã xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc từ năm 2017. Sinh vật trong ảnh chẳng phải ''yêu quái phương nào'' mà thực chất là một phân loài động vật giáp xác biển.Sinh vật này có tên khoa học là Cystisoma, là bậc thầy trong việc cải trang và tiến hóa khả năng này phụ thuộc vào độ sâu mà nó sinh sống.Ở độ sâu dưới 900 mét, nơi ánh sáng mặt trời không thể chiếu đến, sinh vật Cystisoma thường có màu đỏ hoặc đen. Trong khi đó, khi sống ở độ sâu từ 9 mét đến 304 mét, nơi ánh mặt trời chiếu rọi được nhưng không nhiều, sinh vật này sẽ có màu trong suốt.Nếu nhìn bằng mắt thường dưới nước, khó mà có thể thấy được Cystisoma, trừ nội tạng có màu đỏ cam của chúng. Đa phần hình ảnh của nó có thể thu được là nhờ vào đèn flash của ống kính máy chụp hình.Với lợi thế là cơ thể trong suốt, Cystisoma có biệt tài lẩn trốn và né tránh kẻ thù cực ''đỉnh''.Kích thước trung bình của chúng cũng nhỏ hơn tôm bình thường nên không khó để sinh vật này trở nên "vô hình" dưới đại dương, thách thức các lòi động vật dưới đại dương.Khi thả Cystisoma dưới nước, chỉ thấy được phần nội tạng màu cam lơ lửng.Nhiều người cho rằng sinh vật trong suốt kỳ dị này chẳng khác nào một quả bóng đầy nước.Sinh vật trong suốt kỳ dị nhất thế giới. Nguồn: Youtube
Insight đưa tin, những ngày gần đây, cư dân mạng truyền tay nhau hình ảnh một sinh vật kỳ lạ có màu trong suốt kèm dòng caption: "Con tôm trong suốt ở vùng nước sâu Nhật Bản".
Bức ảnh thu hút đông đảo sự chú ý bởi diện mạo vô cùng kỳ lạ của con vật được cho là tôm. Nó có cơ thể hoàn toàn trong suốt, có thể nhìn xuyên vào nội tạng, chân của sinh vật này cũng không hề có màu.
Thực chất những bức ảnh này đã xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc từ năm 2017. Sinh vật trong ảnh chẳng phải ''yêu quái phương nào'' mà thực chất là một phân loài động vật giáp xác biển.
Sinh vật này có tên khoa học là Cystisoma, là bậc thầy trong việc cải trang và tiến hóa khả năng này phụ thuộc vào độ sâu mà nó sinh sống.
Ở độ sâu dưới 900 mét, nơi ánh sáng mặt trời không thể chiếu đến, sinh vật Cystisoma thường có màu đỏ hoặc đen. Trong khi đó, khi sống ở độ sâu từ 9 mét đến 304 mét, nơi ánh mặt trời chiếu rọi được nhưng không nhiều, sinh vật này sẽ có màu trong suốt.
Nếu nhìn bằng mắt thường dưới nước, khó mà có thể thấy được Cystisoma, trừ nội tạng có màu đỏ cam của chúng. Đa phần hình ảnh của nó có thể thu được là nhờ vào đèn flash của ống kính máy chụp hình.
Với lợi thế là cơ thể trong suốt, Cystisoma có biệt tài lẩn trốn và né tránh kẻ thù cực ''đỉnh''.
Kích thước trung bình của chúng cũng nhỏ hơn tôm bình thường nên không khó để sinh vật này trở nên "vô hình" dưới đại dương, thách thức các lòi động vật dưới đại dương.
Khi thả Cystisoma dưới nước, chỉ thấy được phần nội tạng màu cam lơ lửng.
Nhiều người cho rằng sinh vật trong suốt kỳ dị này chẳng khác nào một quả bóng đầy nước.
Sinh vật trong suốt kỳ dị nhất thế giới. Nguồn: Youtube