Vào tháng 1/1992, lần đầu tiên con người có bằng chứng cụ thể về các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời ( ngoại hành tinh). Và đến nay, sau 30 năm NASA đã đạt kỷ lục về số lượng ngoại hành tinh được tìm thấy.NASA đã xác nhận tìm thấy 5.005 ngoại hành tinh, mỗi hành tinh đều có những đặc điểm riêng biệt.5.005 ngoại hành tinh được tìm thấy cho đến nay bao gồm các thế giới nhỏ, nhiều đá như Trái Đất; các sao khổng lồ khí lớn hơn nhiều lần so với sao Mộc và "sao Mộc nóng" trong quỹ đạo gần như thiêu đốt xung quanh các ngôi sao chủ của chúng.Đặc biệt, trong số đó còn có1.551 “siêu Trái Đất” - là các thế giới đá có khối lượng/kích thước hơn Trái Đất. Bên cạnh đó còn có “tiểu Hải Vương tinh”, phiên bản nhỏ hơn của sao Hải vương trong Thái Dương Hệ.Số lượng các ngoại hành tinh đã được xác nhận vừa vượt qua mốc 5.000, đại diện cho hành trình khám phá kéo dài 30 năm do các đời kính viễn vọng không gian của NASA dẫn đầu.Kính viễn vọng Không gian Kepler, được phóng vào năm 2009, đã quan sát và đóng góp hơn 3.000 ngoại hành tinh vào danh sách 5.005 ngoại hành tinh mà NASA vừa xác nhận, với 3.000 ứng cử viên khác đang chờ đợi kiểm chứng.Ngoài phương pháp Transit, các nhà thiên văn có thể nghiên cứu hiệu ứng hấp dẫn của các ngoại hành tinh tác dụng lên các ngôi sao chủ của chúng. Khi các vật thể quay quanh sao chủ, một ngôi sao dường như "dao động" nhẹ tại chỗ, làm thay đổi bước sóng ánh sáng của nó.Ngoài ra, nếu bạn biết khối lượng của ngôi sao, bạn có thể nghiên cứu xem nó dao động bao nhiêu để suy ra khối lượng của ngoại hành tinh; và, nếu bạn biết bản chất của một ngôi sao sáng như thế nào, bạn có thể suy ra kích thước của ngoại hành tinh.Đây là cách chúng ta biết rằng có những ngoại hành tinh ngoài kia trong Vũ trụ rất, rất khác so với những hành tinh mà chúng ta có trong Hệ Mặt Trời.Do việc nghiên cứu trực tiếp các ngoại hành tinh là rất khó - chúng nhỏ, rất mờ, rất xa, và thường rất gần với một ngôi sao sáng mà ánh sáng của sao chủ át đi bất cứ thứ gì mà ngoại hành tinh có thể phản xạ - thì vẫn còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết. Ngoài ra vẫn còn rất nhiều thế giới ngoài ngưỡng phát hiện hiện tại của chúng ta.Nhưng trong những năm tới, những ngưỡng đó sẽ lùi lại so với sự tiến bộ của công nghệ và các kỹ thuật phân tích mới, và chúng ta có thể tìm thấy nhiều thế giới khác nhau ngoài vũ trụ bao lao kia. Có thể, chúng ta thậm chí còn tìm thấy dấu vết của sự sống bên ngoài Hệ Mặt Trời."Mỗi ngoại hành tinh trong số đó là một thế giới mới, một hành tinh hoàn toàn mới. Tôi rất hào hứng với mỗi hành tinh vì chúng ta chưa biết gì về chúng. Có vô số điều đang chờ chúng ta khám phá", nhà thiên văn học Jessie Christiansen thuộc Viện Khoa học Hành tinh ngoài hành tinh NASA tại Caltech cho biết.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT.
Vào tháng 1/1992, lần đầu tiên con người có bằng chứng cụ thể về các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời ( ngoại hành tinh). Và đến nay, sau 30 năm NASA đã đạt kỷ lục về số lượng ngoại hành tinh được tìm thấy.
NASA đã xác nhận tìm thấy 5.005 ngoại hành tinh, mỗi hành tinh đều có những đặc điểm riêng biệt.
5.005 ngoại hành tinh được tìm thấy cho đến nay bao gồm các thế giới nhỏ, nhiều đá như Trái Đất; các sao khổng lồ khí lớn hơn nhiều lần so với sao Mộc và "sao Mộc nóng" trong quỹ đạo gần như thiêu đốt xung quanh các ngôi sao chủ của chúng.
Đặc biệt, trong số đó còn có1.551 “siêu Trái Đất” - là các thế giới đá có khối lượng/kích thước hơn Trái Đất. Bên cạnh đó còn có “tiểu Hải Vương tinh”, phiên bản nhỏ hơn của sao Hải vương trong Thái Dương Hệ.
Số lượng các ngoại hành tinh đã được xác nhận vừa vượt qua mốc 5.000, đại diện cho hành trình khám phá kéo dài 30 năm do các đời kính viễn vọng không gian của NASA dẫn đầu.
Kính viễn vọng Không gian Kepler, được phóng vào năm 2009, đã quan sát và đóng góp hơn 3.000 ngoại hành tinh vào danh sách 5.005 ngoại hành tinh mà NASA vừa xác nhận, với 3.000 ứng cử viên khác đang chờ đợi kiểm chứng.
Ngoài phương pháp Transit, các nhà thiên văn có thể nghiên cứu hiệu ứng hấp dẫn của các ngoại hành tinh tác dụng lên các ngôi sao chủ của chúng. Khi các vật thể quay quanh sao chủ, một ngôi sao dường như "dao động" nhẹ tại chỗ, làm thay đổi bước sóng ánh sáng của nó.
Ngoài ra, nếu bạn biết khối lượng của ngôi sao, bạn có thể nghiên cứu xem nó dao động bao nhiêu để suy ra khối lượng của ngoại hành tinh; và, nếu bạn biết bản chất của một ngôi sao sáng như thế nào, bạn có thể suy ra kích thước của ngoại hành tinh.
Đây là cách chúng ta biết rằng có những ngoại hành tinh ngoài kia trong Vũ trụ rất, rất khác so với những hành tinh mà chúng ta có trong Hệ Mặt Trời.
Do việc nghiên cứu trực tiếp các ngoại hành tinh là rất khó - chúng nhỏ, rất mờ, rất xa, và thường rất gần với một ngôi sao sáng mà ánh sáng của sao chủ át đi bất cứ thứ gì mà ngoại hành tinh có thể phản xạ - thì vẫn còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết. Ngoài ra vẫn còn rất nhiều thế giới ngoài ngưỡng phát hiện hiện tại của chúng ta.
Nhưng trong những năm tới, những ngưỡng đó sẽ lùi lại so với sự tiến bộ của công nghệ và các kỹ thuật phân tích mới, và chúng ta có thể tìm thấy nhiều thế giới khác nhau ngoài vũ trụ bao lao kia. Có thể, chúng ta thậm chí còn tìm thấy dấu vết của sự sống bên ngoài Hệ Mặt Trời.
"Mỗi ngoại hành tinh trong số đó là một thế giới mới, một hành tinh hoàn toàn mới. Tôi rất hào hứng với mỗi hành tinh vì chúng ta chưa biết gì về chúng. Có vô số điều đang chờ chúng ta khám phá", nhà thiên văn học Jessie Christiansen thuộc Viện Khoa học Hành tinh ngoài hành tinh NASA tại Caltech cho biết.