Quokka (Australia): Từng phổ biến ở miền Tây Australia, giờ đây Quokka là loài đang nằm trong sách đỏ. Tuy nhiên, loài động vật quý hiếm này vẫn xuất hiện khá nhiều ở đảo Rottnest ngoài khơi Pert. Quokka thu hút khách du lịch nhờ vẻ ngoài như trong phim hoạt hình.Cáo đảo (Mỹ): Loài cáo nhỏ này là động vật bản địa của sáu trong số tám đảo của quần đảo Channel ngoài khơi California (Mỹ).Chúng chủ yếu ăn chuột, côn trùng và hoa quả. Những người cắm trại được cảnh báo không nên cho cáo đảo ăn.Chim cánh cụt Galapagos (Ecuador): Đây là loài cánh cụt quý hiếm nhất và đang có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Không giống như cánh cụt nước lạnh, cánh cụt Galapagos có nhiều đặc điểm khác biệt để thích nghi với khi hậu ấm, như có ít mỡ và lông hơn để thoát nhiệt dễ hơn. Cơ thể chúng cũng khá nhỏ nên không cần quá nhiều thức ăn để sinh tồn. Hiện tại, chỉ còn 2.000 cá thể tồn tại trong tự nhiên.Vượn cáo Madagascar (Madagascar): Loài vật nổi tiếng của hòn đảo Madagascar được mô tả giống như lai giữa mèo, sóc và chó. Đảo có hơn 100 loại vượn cáo, trong đó nổi tiếng nhất là loại đuôi vằn. Chúng đang bị đe dọa do tốc độ phá rừng khủng khiếp.Kỳ giông mù Texas (Mỹ): Loài lưỡng cư sống trong hang quý hiếm này có mang ngoài màu đỏ để hấp thụ oxy từ nước và có thể đạt chiều dài lên tới 16 cm. Để thích nghi với cuộc sống trong hang động, chúng không có mắt mà chỉ có hai chấm đen dưới da.Chúng chỉ sống ở hạt Hays, Texas. Tình trạng ô nhiễm nước và nước ngầm khiến sự sinh tồn của loài kỳ giông này trở nên mong manh hơn bao giờ hết.Hải cẩu lông Guadalupe (Mexico): Do bị săn bắt tràn lan, hải cẩu lông đã biến mất ở vùng biển California (Mỹ) vào năm 1825. Hiện nay, chỉ còn một quần thể sinh sản sống trên đảo Guadalupe ngoài khơi Mexico. Chúng khá giống hải cẩu lông miền bắc nhưng nhỏ hơn và con đực có màu nâu sáng hơn.Vaquito (Mỹ và Mexico): Vaquita là động vật biển có vú quý hiếm nhất thế giới và đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng. Là họ hàng của cá heo, Vaquita có thể đạt chiều dài 1,5 m. Đến tháng 12/2015, trên thế giới chỉ còn 60 cá thể.Chim chích Kirtland (Mỹ): Loài chim này sinh sản ở Michigan, với một số cộng đồng biệt lập ở Wisconsin và Ontario. Chúng chỉ làm tổ trên mặt đất ở các rừng thông non với cây có độ tuổi từ 5 tới 20 năm. Vào mùa đông, chúng di cư đến Bahamas, Turks and Caicos, và Cuba.Rùa cạn Pinta (Ecuador): Đến cuối thế kỷ 19, phần lớn rùa đảo Pinta thuộc quần đảo Galapagos đã bị con người săn bắt. Đến giữa thế kỷ 20, loài này được cho là đã tuyệt chủng cho tới khi một cá thể đực được phát hiện vào năm 1971. Cá thể này chết năm 2012 sau nhiều nỗ lực phối giống với loại rùa khác không đem lại kết quả. Tuy nhiên, 17 con rùa lai thế hệ đầu đã xuất hiện ở núi lửa Volcano trên đảo Isabela (Galapagos). Chúng khá nhỏ nên có thể bố mẹ của chúng vẫn còn sống đâu đó trên đảo.Tuatara (New Zealand): Loài bò sát đặc biệt này đã sống sót qua những kỷ băng hà, núi lửa phun trào và sự xâm lấn của con người. Tuy nhiên, chúng có thể sẽ tuyệt chủng do hiện tượng nóng lên toàn cầu. Với lớp vảy nhọn phủ kín từ đầu đến chân và làn da thô ráp màu xám, tuatara là một trong những sinh vật sống thọ nhất thế giới.
Quokka (Australia): Từng phổ biến ở miền Tây Australia, giờ đây Quokka là loài đang nằm trong sách đỏ. Tuy nhiên, loài động vật quý hiếm này vẫn xuất hiện khá nhiều ở đảo Rottnest ngoài khơi Pert. Quokka thu hút khách du lịch nhờ vẻ ngoài như trong phim hoạt hình.
Cáo đảo (Mỹ): Loài cáo nhỏ này là động vật bản địa của sáu trong số tám đảo của quần đảo Channel ngoài khơi California (Mỹ).
Chúng chủ yếu ăn chuột, côn trùng và hoa quả. Những người cắm trại được cảnh báo không nên cho cáo đảo ăn.
Chim cánh cụt Galapagos (Ecuador): Đây là loài cánh cụt quý hiếm nhất và đang có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Không giống như cánh cụt nước lạnh, cánh cụt Galapagos có nhiều đặc điểm khác biệt để thích nghi với khi hậu ấm, như có ít mỡ và lông hơn để thoát nhiệt dễ hơn. Cơ thể chúng cũng khá nhỏ nên không cần quá nhiều thức ăn để sinh tồn. Hiện tại, chỉ còn 2.000 cá thể tồn tại trong tự nhiên.
Vượn cáo Madagascar (Madagascar): Loài vật nổi tiếng của hòn đảo Madagascar được mô tả giống như lai giữa mèo, sóc và chó. Đảo có hơn 100 loại vượn cáo, trong đó nổi tiếng nhất là loại đuôi vằn. Chúng đang bị đe dọa do tốc độ phá rừng khủng khiếp.
Kỳ giông mù Texas (Mỹ): Loài lưỡng cư sống trong hang quý hiếm này có mang ngoài màu đỏ để hấp thụ oxy từ nước và có thể đạt chiều dài lên tới 16 cm. Để thích nghi với cuộc sống trong hang động, chúng không có mắt mà chỉ có hai chấm đen dưới da.
Chúng chỉ sống ở hạt Hays, Texas. Tình trạng ô nhiễm nước và nước ngầm khiến sự sinh tồn của loài kỳ giông này trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Hải cẩu lông Guadalupe (Mexico): Do bị săn bắt tràn lan, hải cẩu lông đã biến mất ở vùng biển California (Mỹ) vào năm 1825. Hiện nay, chỉ còn một quần thể sinh sản sống trên đảo Guadalupe ngoài khơi Mexico. Chúng khá giống hải cẩu lông miền bắc nhưng nhỏ hơn và con đực có màu nâu sáng hơn.
Vaquito (Mỹ và Mexico): Vaquita là động vật biển có vú quý hiếm nhất thế giới và đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng. Là họ hàng của cá heo, Vaquita có thể đạt chiều dài 1,5 m. Đến tháng 12/2015, trên thế giới chỉ còn 60 cá thể.
Chim chích Kirtland (Mỹ): Loài chim này sinh sản ở Michigan, với một số cộng đồng biệt lập ở Wisconsin và Ontario. Chúng chỉ làm tổ trên mặt đất ở các rừng thông non với cây có độ tuổi từ 5 tới 20 năm. Vào mùa đông, chúng di cư đến Bahamas, Turks and Caicos, và Cuba.
Rùa cạn Pinta (Ecuador): Đến cuối thế kỷ 19, phần lớn rùa đảo Pinta thuộc quần đảo Galapagos đã bị con người săn bắt. Đến giữa thế kỷ 20, loài này được cho là đã tuyệt chủng cho tới khi một cá thể đực được phát hiện vào năm 1971. Cá thể này chết năm 2012 sau nhiều nỗ lực phối giống với loại rùa khác không đem lại kết quả. Tuy nhiên, 17 con rùa lai thế hệ đầu đã xuất hiện ở núi lửa Volcano trên đảo Isabela (Galapagos). Chúng khá nhỏ nên có thể bố mẹ của chúng vẫn còn sống đâu đó trên đảo.
Tuatara (New Zealand): Loài bò sát đặc biệt này đã sống sót qua những kỷ băng hà, núi lửa phun trào và sự xâm lấn của con người. Tuy nhiên, chúng có thể sẽ tuyệt chủng do hiện tượng nóng lên toàn cầu. Với lớp vảy nhọn phủ kín từ đầu đến chân và làn da thô ráp màu xám, tuatara là một trong những sinh vật sống thọ nhất thế giới.