Các chuyên gia, nhà thiên văn đã ghi nhận được hàng trăm tín hiệu vô tuyến bí ẩn từ vũ trụ thông qua hệ thống kính thiên văn. Những tín hiệu này khiến giới nghiên cứu "bối rối" khi đi tìm nguồn phát.Trong số này, tín hiệu vô tuyến nổi tiếng "Wow!" được nhiều người biết đến nhất. Tín hiệu này cực kỳ mạnh mẽ nhưng rất ngắn, chỉ kéo dài 1 phút 12 giây. Nhà thiên văn học Jerry Ehman là người phát hiện ra tín hiệu "Wow!" vào ngày 15/8/1977.Kể từ khi phát hiện, giới nghiên cứu nỗ lực tìm kiếm nguồn phát ra tín hiệu "Wow!". Vào tháng 5/2022, nhà thiên văn học độc lập Alberto Caballero công bố nghiên cứu cho thấy đã xác định được tín hiệu vô tuyến nổi tiếng "Wow!" đến từ một thế giới giống hệ Mặt trời.Theo nhà thiên văn Alberto, "quê hương" của tín hiệu vô tuyến Wow! là 2MASS 19281982-2640123 cách chúng ta khoảng 1.800 năm ánh sáng có nhiệt độ, đường kính và độ sáng gần giống Mặt Trời của chúng ta. Điều này có nghĩa nơi phát ra tín hiệu bí ẩn trên rất có thể sở hữu một hành tinh giống Trái đất.Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng vẫn chưa thể loại trừ khả năng tín hiệu vô tuyến "Wow!" đến từ một hiện tượng tự nhiên hoặc do người ngoài hành tinh gửi.Ngoài tín hiệu vô tuyến "Wow!", các nhà nghiên cứu còn ghi nhận hơn 100 FRB đến từ mọi hướng trong vũ trụ kể từ năm 2017 nhưng chưa rõ nguồn gốc, trong đó có 10 FRB từng lặp lại.Theo các chuyên gia, nguồn gốc của những FRB đó được là một nguồn năng lượng cực lớn.Những FRB lặp lại theo một chu kỳ rất ổn định, cách thiên hà Trái đất 500 triệu năm ánh sáng khiến giới nghiên cứu hoài nghi chúng có thể đến từ sự sống ngoài hành tinh.Điều này khiến một bộ phận công chúng cho rằng, sinh vật ngoài Trái đất có thể thực sự tồn tại và đang tìm cách liên lạc thông qua việc gửi các tín hiệu vô tuyến nhưng chúng ta vẫn chưa giải mã được nội dung hay nguồn phát.Nếu những bí ẩn này được giải đáp thì con người sẽ sớm làm sáng tỏ việc liệu con người có đơn độc trong vũ trụ này hay không.Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Các chuyên gia, nhà thiên văn đã ghi nhận được hàng trăm tín hiệu vô tuyến bí ẩn từ vũ trụ thông qua hệ thống kính thiên văn. Những tín hiệu này khiến giới nghiên cứu "bối rối" khi đi tìm nguồn phát.
Trong số này, tín hiệu vô tuyến nổi tiếng "Wow!" được nhiều người biết đến nhất. Tín hiệu này cực kỳ mạnh mẽ nhưng rất ngắn, chỉ kéo dài 1 phút 12 giây. Nhà thiên văn học Jerry Ehman là người phát hiện ra tín hiệu "Wow!" vào ngày 15/8/1977.
Kể từ khi phát hiện, giới nghiên cứu nỗ lực tìm kiếm nguồn phát ra tín hiệu "Wow!". Vào tháng 5/2022, nhà thiên văn học độc lập Alberto Caballero công bố nghiên cứu cho thấy đã xác định được tín hiệu vô tuyến nổi tiếng "Wow!" đến từ một thế giới giống hệ Mặt trời.
Theo nhà thiên văn Alberto, "quê hương" của tín hiệu vô tuyến Wow! là 2MASS 19281982-2640123 cách chúng ta khoảng 1.800 năm ánh sáng có nhiệt độ, đường kính và độ sáng gần giống Mặt Trời của chúng ta. Điều này có nghĩa nơi phát ra tín hiệu bí ẩn trên rất có thể sở hữu một hành tinh giống Trái đất.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng vẫn chưa thể loại trừ khả năng tín hiệu vô tuyến "Wow!" đến từ một hiện tượng tự nhiên hoặc do người ngoài hành tinh gửi.
Ngoài tín hiệu vô tuyến "Wow!", các nhà nghiên cứu còn ghi nhận hơn 100 FRB đến từ mọi hướng trong vũ trụ kể từ năm 2017 nhưng chưa rõ nguồn gốc, trong đó có 10 FRB từng lặp lại.
Theo các chuyên gia, nguồn gốc của những FRB đó được là một nguồn năng lượng cực lớn.
Những FRB lặp lại theo một chu kỳ rất ổn định, cách thiên hà Trái đất 500 triệu năm ánh sáng khiến giới nghiên cứu hoài nghi chúng có thể đến từ sự sống ngoài hành tinh.
Điều này khiến một bộ phận công chúng cho rằng, sinh vật ngoài Trái đất có thể thực sự tồn tại và đang tìm cách liên lạc thông qua việc gửi các tín hiệu vô tuyến nhưng chúng ta vẫn chưa giải mã được nội dung hay nguồn phát.
Nếu những bí ẩn này được giải đáp thì con người sẽ sớm làm sáng tỏ việc liệu con người có đơn độc trong vũ trụ này hay không.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.