Messier 82: Được biết tới là M82, thiên hà này sáng gấp 5 lần toàn bộ Dải Ngân hà do những ngôi trẻ sinh ra với tốc độ nhanh chóng và lớn gấp 10 lần các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta. Qua thời gian những ngôi sao sẽ được tạo ra nhanh tới nỗi chúng sẽ "nuốt chửng" lẫn nhau.Messier 63: Thiên hà có biệt danh là "Hoa hướng dương" này trông giống như một tác phẩm của họa sĩ Vincent Van Gogh vậy. Vẻ đẹp ấn tượng của nó được tạo nên từ những ngôi sao trắng xanh khổng lồ mới hình thành. Ngoài hình dạng trông như một bông hoa hướng dương, các thiên hà còn có kết cấu giống với những sự vật như các xoáy nước hoặc cánh tay.MACS J0717: Đây là một trong những thiên hà lạ lùng nhất trong vũ trụ. MACS J0717 được hình thành bởi cuộc va chạm của 4 thiên hà khác nhau. Một dải các thiên hà, khí và vật chất tối trải dài trên 13 triệu năm ánh sáng đã va chạm với nhau tạo nên cảnh tượng kỳ thú như trong hình.Cách Trái Đất 12,2 tỷ năm ánh sáng, Baby Boom đã được phát hiện năm 2008. Thiên hà này được coi là một trong những thiên hà sáng nhất vũ trụ bởi tốc độ hình thành sao nhanh chóng, trung bình cứ 2 tiếng lại có 1 ngôi sao được sinh ra. Trong khi đó, Dải Ngân hà phải mất trung bình tới 36 ngày để hình thánh 1 ngôi sao mới.Dải Ngân hà: Thiên hà của chúng ta cũng nằm trong số một trong những thiên hà lạ lùng và ấn tượng nhất vũ trụ. Dải Ngân hà khổng lồ là nơi có ít nhất 100 tỷ hành tinh, hàng nghìn tỷ ngôi sao và trong số đó có cả những ngôi sao già nhất vũ trụ.IDCS 1426: Dựa trên quan sát của các nhà khoa học, khi vũ trụ còn chưa bằng 1/3 số tuổi ngày nay, IDCS 1426 là thiên hà vĩ đại nhất vũ trụ thuở sơ khai. Thiên hà này nặng gấp gần 500 nghìn tỷ lần Mặt trời - một con số khổng lồ mà chúng ta khó có thể tưởng tượng ra hình ảnh thực tế của nó. Phần lõi màu xanh rực sáng là kết quả từ các cuộc va chạm thiên hà.I Zwicky 18: Việc thiên hà này có một lượng lớn khí heli bị ion hóa khiến các nhà khoa học cho rằng có thể nó đã phát ra bức xạ đủ mạnh để đẩy các hạt electron ra khỏi các nguyên tử heli của nó.NGC 6744: Đây là một thiên hà xoắn nằm cách chúng ta 30 triệu năm ánh sáng mà các nhà khoa học cho rằng nó giống với Dải Ngân hà nhất.MACS J0416: Được phát hiện cách Trái Đất khoảng 4,3 tỷ năm ánh sáng, những vùng sáng màu tím và màu hồng của MACS J0416 ẩn chứa những cuộc đấu tranh dữ dội khi có thể là nơi 2 thiên hà chuẩn bị va chạm với nhau.Thiên hà Râu (Antennae): Nằm cách chúng ta khoảng 600 triệu năm, NGC 4038 và NGC 4039 va chạm với nhau, bắt đầu một quá trình trao đổi sao và các vật chất trong thiên hà với một quy mô khổng lồ.Thiên hà Sombrero là thiên hà lớn nhất trong cụm thiên hà Virgo (Xử Nữ) có mã số M104, với bán kính 25.000 năm ánh sáng, nằm cách Trái Đất chúng ta hơn 29 triệu năm ánh sáng. Đây cũng là một trong những thiên hà có hình dạng đẹp nhất vũ trụ mà chúng ta quan sát được, tập hợp hàng tỉ ngôi sao khác nhau.Thiên hà mờ nhạt này được biết đến với cái tên khá phức tạp là 2MASX J16270+4328340. Là kết quả của một vụ sáp nhập 2 thiên hà, thiên hà lạ lùng này tạo ra hàng triệu ngôi sao phát sáng từ trung tâm. Toàn bộ thiên hà này đang dần chấm dứt cuộc đời của nó khi các ngôi sao đang nguội đi và mờ nhạt dần.NGC 5793: Thoạt nhìn thì thiên hà xoắn này không quá đặc biệt nhưng nó được biết tới với một hiện tượng lạ lùng, đó là những tia maser. Chúng ta thường quen với các tia laser phát ra ánh sáng ở dải quang phổ có thể nhìn thấy được nhưng hầu như không biết nhiều về các tia maser phát ra ánh sáng ở vùng vi sóng. Các tia maser vẫn chưa được biết tới nhiều và chúng tạo ra ánh sáng bằng cách hấp thụ năng lượng xung quanh đồng thời tái tạo nó trong vùng vi sóng của dải quang phổ.Đây là một tinh vân NGC 604 nằm trong thiên hà Messier 33. Hơn 200 ngôi sao vô cùng nóng đốt cháy khí hydro bị ion hóa của tinh vân khiến nó phát quang như những gì chúng ta có thể thấy trong bức ảnh được kính thiên văn Hubble chụp lại.NGC 2685: Còn được gọi là thiên hà Helix, NGC 2685 là một thiên hà vòng cực nằm trong chòm sao Ursa Major. Đây cũng là một trong những thiên hà vòng cực đầu tiên được phát hiện với vòng khí bên ngoài và những ngôi sao xoay quanh các cực của thiên hà, khiến nó trở thành một trong những loại thiên hà hiếm gặp nhất (bởi các thiên hà hầu như chỉ xoay quanh xích đạo chứ không phải các cực). Các nhà khoa học vẫn không rõ điều gì đã tạo nên các vòng cực này song theo các giả thuyết được đưa ra, các thiên hà có thể đã kéo vật chât từ các thiên hà đi ngang qua chúng.Thiên hà Whirlpool (Xoáy nước) có tên gọi chính thức là M51a hay NGC 5194 là một thiên hà đủ lớn và đủ gần để chúng ta có thể quan sát được trên bầu trời bằng ống nhòm. Đây là thiên hà xoắn tương tác với thiên hà lùn NGC 5195 - một trong những sự tương tác đáng chú ý nhất trong thiên văn học.SDSS J1038+4849 là một trong những cụm thiên hà thú vị nhất chúng ta từng phát hiện với hình ảnh không khác nào một khuôn mặt đang cười. Do cụm này có khối lượng vô cùng nặng nên nó đã bẻ cong và làm méo ánh sáng xung quanh, tạo thành các nét vòng, trong khi "mắt" và "mũi" của nó là các thiên hà khác nhau.Mặc dù 2 thiên hà này trông như thể chúng đang va chạm với nhau song đó chỉ là do góc nhìn. Từ góc nhìn ở Trái đất, NGC3314a và NGC3314b có vẻ đang chồng lên nhau song thực sự, chúng cách nhau hàng chục triệu năm ánh sáng.
Messier 82: Được biết tới là M82, thiên hà này sáng gấp 5 lần toàn bộ Dải Ngân hà do những ngôi trẻ sinh ra với tốc độ nhanh chóng và lớn gấp 10 lần các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta. Qua thời gian những ngôi sao sẽ được tạo ra nhanh tới nỗi chúng sẽ "nuốt chửng" lẫn nhau.
Messier 63: Thiên hà có biệt danh là "Hoa hướng dương" này trông giống như một tác phẩm của họa sĩ Vincent Van Gogh vậy. Vẻ đẹp ấn tượng của nó được tạo nên từ những ngôi sao trắng xanh khổng lồ mới hình thành. Ngoài hình dạng trông như một bông hoa hướng dương, các thiên hà còn có kết cấu giống với những sự vật như các xoáy nước hoặc cánh tay.
MACS J0717: Đây là một trong những thiên hà lạ lùng nhất trong vũ trụ. MACS J0717 được hình thành bởi cuộc va chạm của 4 thiên hà khác nhau. Một dải các thiên hà, khí và vật chất tối trải dài trên 13 triệu năm ánh sáng đã va chạm với nhau tạo nên cảnh tượng kỳ thú như trong hình.
Cách Trái Đất 12,2 tỷ năm ánh sáng, Baby Boom đã được phát hiện năm 2008. Thiên hà này được coi là một trong những thiên hà sáng nhất vũ trụ bởi tốc độ hình thành sao nhanh chóng, trung bình cứ 2 tiếng lại có 1 ngôi sao được sinh ra. Trong khi đó, Dải Ngân hà phải mất trung bình tới 36 ngày để hình thánh 1 ngôi sao mới.
Dải Ngân hà: Thiên hà của chúng ta cũng nằm trong số một trong những thiên hà lạ lùng và ấn tượng nhất vũ trụ. Dải Ngân hà khổng lồ là nơi có ít nhất 100 tỷ hành tinh, hàng nghìn tỷ ngôi sao và trong số đó có cả những ngôi sao già nhất vũ trụ.
IDCS 1426: Dựa trên quan sát của các nhà khoa học, khi vũ trụ còn chưa bằng 1/3 số tuổi ngày nay, IDCS 1426 là thiên hà vĩ đại nhất vũ trụ thuở sơ khai. Thiên hà này nặng gấp gần 500 nghìn tỷ lần Mặt trời - một con số khổng lồ mà chúng ta khó có thể tưởng tượng ra hình ảnh thực tế của nó. Phần lõi màu xanh rực sáng là kết quả từ các cuộc va chạm thiên hà.
I Zwicky 18: Việc thiên hà này có một lượng lớn khí heli bị ion hóa khiến các nhà khoa học cho rằng có thể nó đã phát ra bức xạ đủ mạnh để đẩy các hạt electron ra khỏi các nguyên tử heli của nó.
NGC 6744: Đây là một thiên hà xoắn nằm cách chúng ta 30 triệu năm ánh sáng mà các nhà khoa học cho rằng nó giống với Dải Ngân hà nhất.
MACS J0416: Được phát hiện cách Trái Đất khoảng 4,3 tỷ năm ánh sáng, những vùng sáng màu tím và màu hồng của MACS J0416 ẩn chứa những cuộc đấu tranh dữ dội khi có thể là nơi 2 thiên hà chuẩn bị va chạm với nhau.
Thiên hà Râu (Antennae): Nằm cách chúng ta khoảng 600 triệu năm, NGC 4038 và NGC 4039 va chạm với nhau, bắt đầu một quá trình trao đổi sao và các vật chất trong thiên hà với một quy mô khổng lồ.
Thiên hà Sombrero là thiên hà lớn nhất trong cụm thiên hà Virgo (Xử Nữ) có mã số M104, với bán kính 25.000 năm ánh sáng, nằm cách Trái Đất chúng ta hơn 29 triệu năm ánh sáng. Đây cũng là một trong những thiên hà có hình dạng đẹp nhất vũ trụ mà chúng ta quan sát được, tập hợp hàng tỉ ngôi sao khác nhau.
Thiên hà mờ nhạt này được biết đến với cái tên khá phức tạp là 2MASX J16270+4328340. Là kết quả của một vụ sáp nhập 2 thiên hà, thiên hà lạ lùng này tạo ra hàng triệu ngôi sao phát sáng từ trung tâm. Toàn bộ thiên hà này đang dần chấm dứt cuộc đời của nó khi các ngôi sao đang nguội đi và mờ nhạt dần.
NGC 5793: Thoạt nhìn thì
thiên hà xoắn này không quá đặc biệt nhưng nó được biết tới với một hiện tượng lạ lùng, đó là những tia maser. Chúng ta thường quen với các tia laser phát ra ánh sáng ở dải quang phổ có thể nhìn thấy được nhưng hầu như không biết nhiều về các tia maser phát ra ánh sáng ở vùng vi sóng. Các tia maser vẫn chưa được biết tới nhiều và chúng tạo ra ánh sáng bằng cách hấp thụ năng lượng xung quanh đồng thời tái tạo nó trong vùng vi sóng của dải quang phổ.
Đây là một tinh vân NGC 604 nằm trong thiên hà Messier 33. Hơn 200 ngôi sao vô cùng nóng đốt cháy khí hydro bị ion hóa của tinh vân khiến nó phát quang như những gì chúng ta có thể thấy trong bức ảnh được kính thiên văn Hubble chụp lại.
NGC 2685: Còn được gọi là thiên hà Helix, NGC 2685 là một thiên hà vòng cực nằm trong chòm sao Ursa Major. Đây cũng là một trong những thiên hà vòng cực đầu tiên được phát hiện với vòng khí bên ngoài và những ngôi sao xoay quanh các cực của thiên hà, khiến nó trở thành một trong những loại thiên hà hiếm gặp nhất (bởi các thiên hà hầu như chỉ xoay quanh xích đạo chứ không phải các cực). Các nhà khoa học vẫn không rõ điều gì đã tạo nên các vòng cực này song theo các giả thuyết được đưa ra, các thiên hà có thể đã kéo vật chât từ các thiên hà đi ngang qua chúng.
Thiên hà Whirlpool (Xoáy nước) có tên gọi chính thức là M51a hay NGC 5194 là một thiên hà đủ lớn và đủ gần để chúng ta có thể quan sát được trên bầu trời bằng ống nhòm. Đây là thiên hà xoắn tương tác với thiên hà lùn NGC 5195 - một trong những sự tương tác đáng chú ý nhất trong thiên văn học.
SDSS J1038+4849 là một trong những cụm thiên hà thú vị nhất chúng ta từng phát hiện với hình ảnh không khác nào một khuôn mặt đang cười. Do cụm này có khối lượng vô cùng nặng nên nó đã bẻ cong và làm méo ánh sáng xung quanh, tạo thành các nét vòng, trong khi "mắt" và "mũi" của nó là các thiên hà khác nhau.
Mặc dù 2 thiên hà này trông như thể chúng đang va chạm với nhau song đó chỉ là do góc nhìn. Từ góc nhìn ở Trái đất, NGC3314a và NGC3314b có vẻ đang chồng lên nhau song thực sự, chúng cách nhau hàng chục triệu năm ánh sáng.