Nhiệt độ Trái đất tiếp tục tăng hiện trở thành vấn đề được các nước trên thế giới theo dõi sát sao. Bởi lẽ, vào ngày 3/7, nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt 17,01 độ C - cao nhất trong dữ liệu của Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia Mỹ tính từ năm 1979. Đến ngày 4/7, nhiệt độ toàn cầu đạt 17,18 độ C. Hai ngày này đã trở thành hai ngày liên tiếp nóng nhất kể từ khi con người theo dõi nhiệt độ toàn cầu.Sự việc hai ngày nóng kỷ lục liên tiếp được xem là dấu hiệu cho thấy các nước không thể xem nhẹ những cảnh báo của các nhà khoa học về vấn đề khí hậu đang diễn ra. Trước đó, các chuyên gia cảnh báo, nhiệt độ trên Trái đất có thể tăng trong những tháng cuối năm 2023, thậm chí có thể xô đổ kỷ lục hiện tại.Theo Cơ quan theo dõi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU), thế giới mới chỉ trải qua hơn nửa năm nhưng năm 2023 đã được xếp là năm nóng thứ 3 trong lịch sử.Các chuyên gia cho hay những đợt nắng nóng, nhất là khi hiện tượng El Nino xuất hiện, thế giới sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề hơn. Trong đó, dữ liệu do Copernicus công bố ngày 6/7 cho thấy, trong tháng 6/2023, nhiệt độ không khí bề mặt toàn cầu cao hơn 0,53 độ C so với mức trung bình của giai đoạn năm 1991 - 2020. Con số này cao hơn 1/10 độ C so với kỷ lục trước đó.Khi nhiệt độ toàn cầu tăng, các thềm băng sẽ có nguy cơ tan chảy cao khiến mực nước biển dâng. Trong số này, băng biển ở Nam Cực trong tháng 6/2023 thấp hơn 17% so với mức trung bình của giai đoạn năm 1991 - 2020. Kỷ lục trước đó, được thiết lập năm 2022, là dưới mức trung bình khoảng 9%.Theo nhận định của các chuyên gia, nếu các thềm băng tan chảy nhanh sẽ khiến mực nước dâng cao, gây ra lũ lụt. Theo đó, thiệt hại về người và tài sản sẽ rất lớn. Thậm chí, thảm kịch này còn có khả năng đe dọa sự tồn tại của những thành phố, làng mạc ven biển vì mực nước biển dâng có thể từ từ nhấn chìm những nơi này sau vài thập kỷ nữa. Không những vậy, việc mất băng biển sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ sinh thái.Tiếp đến, những đợt nắng nóng kỷ lục sẽ trở nên thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn trong tương lai, gây ra thương vong không nhỏ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân là bởi hiện tượng thời tiết khắc nghiệt này có thể đoạt mạng nhiều người vì các bệnh liên quan đến nhiệt như sốc nhiệt.Nắng nóng kéo dài kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp sẽ có nguy cơ xảy ra cháy rừng trên diện rộng. Trong đó, vào ngày 7/5, giới chức trách Canada ghi nhận 103 đám cháy rừng đang lan rộng khắp tỉnh bang Alberta. Khoảng 25.000 người buộc phải sơ tán, trong khi hàng ngàn người khác luôn ở trạng thái sẵn sàng di chuyển khi có thông báo sơ tán.Tương tự Canada, một số quốc gia khác trên thế giới cũng đối diện nguy cơ cháy rừng trầm trọng. Vì vậy, chính quyền các nước đã và đang lên kế hoạch ứng phó cháy rừng để giảm thiểu thiệt hại xuống mức thấp nhất.Các nhà khoa học dự đoán rằng, sóng nhiệt biển liên quan đến El Nino có thể tàn phá quần thể cá và san hô, tương tự như sự kiện El Nino năm 2016, gây ra sự kiện tẩy trắng san hô lớn nhất toàn cầu được ghi nhận.Mời độc giả xem video: Châu Á nắng nóng kỷ lục, người dân vật vã tìm cách trốn nóng.
Nhiệt độ Trái đất tiếp tục tăng hiện trở thành vấn đề được các nước trên thế giới theo dõi sát sao. Bởi lẽ, vào ngày 3/7, nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt 17,01 độ C - cao nhất trong dữ liệu của Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia Mỹ tính từ năm 1979. Đến ngày 4/7, nhiệt độ toàn cầu đạt 17,18 độ C. Hai ngày này đã trở thành hai ngày liên tiếp nóng nhất kể từ khi con người theo dõi nhiệt độ toàn cầu.
Sự việc hai ngày nóng kỷ lục liên tiếp được xem là dấu hiệu cho thấy các nước không thể xem nhẹ những cảnh báo của các nhà khoa học về vấn đề khí hậu đang diễn ra. Trước đó, các chuyên gia cảnh báo, nhiệt độ trên Trái đất có thể tăng trong những tháng cuối năm 2023, thậm chí có thể xô đổ kỷ lục hiện tại.
Theo Cơ quan theo dõi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU), thế giới mới chỉ trải qua hơn nửa năm nhưng năm 2023 đã được xếp là năm nóng thứ 3 trong lịch sử.
Các chuyên gia cho hay những đợt nắng nóng, nhất là khi hiện tượng El Nino xuất hiện, thế giới sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề hơn. Trong đó, dữ liệu do Copernicus công bố ngày 6/7 cho thấy, trong tháng 6/2023, nhiệt độ không khí bề mặt toàn cầu cao hơn 0,53 độ C so với mức trung bình của giai đoạn năm 1991 - 2020. Con số này cao hơn 1/10 độ C so với kỷ lục trước đó.
Khi nhiệt độ toàn cầu tăng, các thềm băng sẽ có nguy cơ tan chảy cao khiến mực nước biển dâng. Trong số này, băng biển ở Nam Cực trong tháng 6/2023 thấp hơn 17% so với mức trung bình của giai đoạn năm 1991 - 2020. Kỷ lục trước đó, được thiết lập năm 2022, là dưới mức trung bình khoảng 9%.
Theo nhận định của các chuyên gia, nếu các thềm băng tan chảy nhanh sẽ khiến mực nước dâng cao, gây ra lũ lụt. Theo đó, thiệt hại về người và tài sản sẽ rất lớn. Thậm chí, thảm kịch này còn có khả năng đe dọa sự tồn tại của những thành phố, làng mạc ven biển vì mực nước biển dâng có thể từ từ nhấn chìm những nơi này sau vài thập kỷ nữa. Không những vậy, việc mất băng biển sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ sinh thái.
Tiếp đến, những đợt nắng nóng kỷ lục sẽ trở nên thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn trong tương lai, gây ra thương vong không nhỏ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân là bởi hiện tượng thời tiết khắc nghiệt này có thể đoạt mạng nhiều người vì các bệnh liên quan đến nhiệt như sốc nhiệt.
Nắng nóng kéo dài kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp sẽ có nguy cơ xảy ra cháy rừng trên diện rộng. Trong đó, vào ngày 7/5, giới chức trách Canada ghi nhận 103 đám cháy rừng đang lan rộng khắp tỉnh bang Alberta. Khoảng 25.000 người buộc phải sơ tán, trong khi hàng ngàn người khác luôn ở trạng thái sẵn sàng di chuyển khi có thông báo sơ tán.
Tương tự Canada, một số quốc gia khác trên thế giới cũng đối diện nguy cơ cháy rừng trầm trọng. Vì vậy, chính quyền các nước đã và đang lên kế hoạch ứng phó cháy rừng để giảm thiểu thiệt hại xuống mức thấp nhất.
Các nhà khoa học dự đoán rằng, sóng nhiệt biển liên quan đến El Nino có thể tàn phá quần thể cá và san hô, tương tự như sự kiện El Nino năm 2016, gây ra sự kiện tẩy trắng san hô lớn nhất toàn cầu được ghi nhận.
Mời độc giả xem video: Châu Á nắng nóng kỷ lục, người dân vật vã tìm cách trốn nóng.