Pù Mát là rừng nguyên sinh, nằm ở sườn đông của dãy Trường Sơn với độ cao trung bình 1.200 - 1.400m so với mực nước biển, thuộc địa phận 3 huyện của Nghệ An, tiếp giáp với Lào và có hàng vạn người dân sống ven rừng. Pù Mát được xác định là nơi có tính đa dạng sinh học rất cao. Trong đó, có rất nhiều loài nguy cấp, quý hiếm có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế.Trước nguy cơ bị suy giảm bởi các hoạt động khai thác tài nguyên rừng bất hợp pháp, khu hệ động vật rừng đang bị suy giảm bởi hoạt động săn bắt của người dân, chương trình "Ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên động vật hoang dã tại Vườn Quốc gia Pù Mát" đã được triển khai sau đó.Bằng các biện pháp như sử dụng máy bẫy ảnh điều tra, đánh giá động vật tại các vùng phân bố trọng điểm để cung cấp dữ liệu đa dạng sinh học tin cậy, làm cơ sở quảng bá, chứng minh tiềm năng của Vườn Quốc gia Pù Mát.
Dựa vào bản kết quả xây dựng bản đồ phân bố động vật của cộng đồng, 72 lượt máy bẫy ảnh được đặt trong thời gian từ 65 - 92 ngày tại những khu vực trọng điểm.Anh Võ Công Tuấn Anh - Trưởng phòng Khoa học, Vườn Quốc gia Pù Mát cho biết, chương trình sử dụng phương pháp đặt máy bẫy ảnh theo hệ thống ô lưới. Bẫy ảnh được đặt theo dạng lưới gồm các cụm và các trạm trải rộng trên diện tích vùng lõi của vườn.Mỗi cụm cách nhau 1 km đường chim bay và được thiết kế theo hình vuông bao gồm 4 cụm cách nhau 500m đường chim bay. Tại địa điểm đặt máy sẽ tiến hành đặt 2 bẫy ảnh nằm đối diện nhau, cách nhau 5-10m. Mỗi bẫy ảnh đặt cách mặt đất 10-30 cm phụ thuộc vào điều kiện địa hình.Bẫy ảnh chụp được khoảng khắc khỉ mặt đỏ đang ấp giữ ấm cho con nhỏ.Hình ảnh voi được bẫy ảnh ghi lại trong VQG Pù Mát.
"Chỉ với 26 máy bẫy ảnh đặt 72 lượt trong rừng nhưng đã ghi nhận được nhiều loài quý hiếm hơn, số loài phong phú hơn kết quả đặt máy ảnh trong 2 năm ở phía Nam của dải Trường Sơn với số lượng máy, nhân lực lớn hơn rất nhiều", ông Andrex Tilker - Chuyên gia về thú lớn thuộc mạng lưới bảo tồn thiên nhiên quốc tế đánh giá.Đến nay, với tổng số 515 lượt bẫy ảnh được đặt tại 320 trạm và 80 cụm, kết quả đã ghi nhận được 82 loài của 33 họ thuộc các lớp thú, chim và lưỡng cư - bò sát. Trong đó có 48 loài động vật nguy cấp, quý hiếm, 26 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, có 21 loài được ghi trong Danh lục đỏ IUCN… Qua đó cho thấy, Pù Mát là điểm nóng bảo tồn các loài nguy cấp, quý hiếm ở cấp quốc gia và quốc tế.Với những nỗ lực của mình, tháng 1/2022, VQG Pù Mát được Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ngân hàng thế giới và Tổ chức WWF Việt Nam vinh danh có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn loài hoang dã giai đoạn 2010-2020
Pù Mát là rừng nguyên sinh, nằm ở sườn đông của dãy Trường Sơn với độ cao trung bình 1.200 - 1.400m so với mực nước biển, thuộc địa phận 3 huyện của Nghệ An, tiếp giáp với Lào và có hàng vạn người dân sống ven rừng. Pù Mát được xác định là nơi có tính đa dạng sinh học rất cao. Trong đó, có rất nhiều loài nguy cấp, quý hiếm có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế.
Trước nguy cơ bị suy giảm bởi các hoạt động khai thác tài nguyên rừng bất hợp pháp, khu hệ động vật rừng đang bị suy giảm bởi hoạt động săn bắt của người dân, chương trình "Ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên động vật hoang dã tại Vườn Quốc gia Pù Mát" đã được triển khai sau đó.
Bằng các biện pháp như sử dụng máy bẫy ảnh điều tra, đánh giá động vật tại các vùng phân bố trọng điểm để cung cấp dữ liệu đa dạng sinh học tin cậy, làm cơ sở quảng bá, chứng minh tiềm năng của Vườn Quốc gia Pù Mát.
Dựa vào bản kết quả xây dựng bản đồ phân bố động vật của cộng đồng, 72 lượt máy bẫy ảnh được đặt trong thời gian từ 65 - 92 ngày tại những khu vực trọng điểm.
Anh Võ Công Tuấn Anh - Trưởng phòng Khoa học, Vườn Quốc gia Pù Mát cho biết, chương trình sử dụng phương pháp đặt máy bẫy ảnh theo hệ thống ô lưới. Bẫy ảnh được đặt theo dạng lưới gồm các cụm và các trạm trải rộng trên diện tích vùng lõi của vườn.
Mỗi cụm cách nhau 1 km đường chim bay và được thiết kế theo hình vuông bao gồm 4 cụm cách nhau 500m đường chim bay. Tại địa điểm đặt máy sẽ tiến hành đặt 2 bẫy ảnh nằm đối diện nhau, cách nhau 5-10m. Mỗi bẫy ảnh đặt cách mặt đất 10-30 cm phụ thuộc vào điều kiện địa hình.
Bẫy ảnh chụp được khoảng khắc khỉ mặt đỏ đang ấp giữ ấm cho con nhỏ.
Hình ảnh voi được bẫy ảnh ghi lại trong VQG Pù Mát.
"Chỉ với 26 máy bẫy ảnh đặt 72 lượt trong rừng nhưng đã ghi nhận được nhiều loài quý hiếm hơn, số loài phong phú hơn kết quả đặt máy ảnh trong 2 năm ở phía Nam của dải Trường Sơn với số lượng máy, nhân lực lớn hơn rất nhiều", ông Andrex Tilker - Chuyên gia về thú lớn thuộc mạng lưới bảo tồn thiên nhiên quốc tế đánh giá.
Đến nay, với tổng số 515 lượt bẫy ảnh được đặt tại 320 trạm và 80 cụm, kết quả đã ghi nhận được 82 loài của 33 họ thuộc các lớp thú, chim và lưỡng cư - bò sát. Trong đó có 48 loài động vật nguy cấp, quý hiếm, 26 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, có 21 loài được ghi trong Danh lục đỏ IUCN… Qua đó cho thấy, Pù Mát là điểm nóng bảo tồn các loài nguy cấp, quý hiếm ở cấp quốc gia và quốc tế.
Với những nỗ lực của mình, tháng 1/2022, VQG Pù Mát được Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ngân hàng thế giới và Tổ chức WWF Việt Nam vinh danh có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn loài hoang dã giai đoạn 2010-2020