Phân tích mới từ Trường Đại học Hoàng gia London (ICL, thuộc Đại học London - Anh) dựa trên một loại đá được Perseverance tìm thấy dưới đáy miệng hố khổng lồ Jezero Crater của sao Hỏa đã cho thấy đồng thời sự tương tác giữa đá và nước lỏng, cũng như các hợp chất hữu cơ.Jezero Crater vốn là một miệng hố va chạm khổng lồ tọa lạc ở vùng Syrtis Major Planum giữa Vùng đất thấp phía Bắc và Cao nguyên phía Nam của Sao Hỏa. Nó rộng tới 45 km và có thể là một hồ nước cổ đại, nơi từng ngập đầy sinh vật sống - theo các nghiên cứu trước đây tiết lộ.Khu vực này được chọn làm điểm đổ bộ cho Perseverance, hạ cánh xuống hành tinh đỏ từ năm 2021.Jezero Crater từ lâu đã được cho là một lãnh địa của sự sống ngoài hành tinh cổ đại. Các bằng chứng trước đó dựa trên dữ liệu viễn thám của NASA cho thấy miệng hố va chạm khổng lồ này có thể từng chứa đựng cả một đồng bằng sông.Nhiệm vụ của Perseverance là tìm ra bằng chứng xác thực điều đó.Có lẽ nó đã có thêm một thành công. Theo giáo sư Mark Sephton từ Khoa Khoa học và kỹ thuật Trái đất của ICL, thành viên nhóm nghiên cứu Perseverance, cho biết đáy Jezero Crater là nơi robot thám hiểm này đã hạ cánh vì lý do an toàn trước khi di chuyển đến vùng đồng bằng.Trong lòng hồ này, các nhà khoa học chỉ dự định sẽ tìm thấy và lấy mẫu một số lớp trầm tích, nhưng rồi ngạc nhiên khi thấy magma được làm mát ở đó, với các khoáng chất ghi lại sự tiếp xúc đáng kể với nước thông qua một thiết bị quét tối tân mang tên SHERLOC, được gắn trên cánh tay của con robot dạng xe tự hành Perseverance.Các khoáng chất này, chẳng hạn cacbonat và muối, cần nước để có thể lưu thông trong đá núi lửa, tạo ra các hốc và lắng đọng các khoáng chất hòa tan trong những lỗ rỗng và vết nứt.Và cũng giống như các tảng đá đầy hốc tương tự trong đại dương Trái đất - nơi các sinh vật nhỏ bé chọn làm nơi trú ẩn - các hốc này cũng chứa tàn tích của chất hữu cơ.Điều này dẫn đến khả năng đây chính là bằng chứng về các sinh vật cổ xưa của sao Hỏa, từng bơi lội trong nước, mà các nhà khoa học sẽ cần thời gian để kiểm tra thêm.Tàu thám hiểm sao Hỏa Perseverance của NASA có kích thước bằng chiếc ô tô. Perseverance đã được trang bị một SuperCam và thiết bị hỗ trợ bằng laser, giúp cắt một số loại đá để xác định thành phần hóa học của chúng.Perseverance mang theo trực thăng Ingenuity hạ cánh xuống sao Hỏa vào ngày 18.2 năm nay. Nó được giao nhiệm vụ chính là săn lùng các dấu hiệu về sự sống trên sao Hỏa cổ đại và thu thập hàng chục mẫu vật để quay trở lại Trái đất trong tương lai.
>>>Xem thêm video: Nasa chuẩn bị công bố bằng chứng sự sống trên Sao hỏa (Nguồn: VTC14).
Phân tích mới từ Trường Đại học Hoàng gia London (ICL, thuộc Đại học London - Anh) dựa trên một loại đá được Perseverance tìm thấy dưới đáy miệng hố khổng lồ Jezero Crater của sao Hỏa đã cho thấy đồng thời sự tương tác giữa đá và nước lỏng, cũng như các hợp chất hữu cơ.
Jezero Crater vốn là một miệng hố va chạm khổng lồ tọa lạc ở vùng Syrtis Major Planum giữa Vùng đất thấp phía Bắc và Cao nguyên phía Nam của Sao Hỏa. Nó rộng tới 45 km và có thể là một hồ nước cổ đại, nơi từng ngập đầy sinh vật sống - theo các nghiên cứu trước đây tiết lộ.
Khu vực này được chọn làm điểm đổ bộ cho Perseverance, hạ cánh xuống hành tinh đỏ từ năm 2021.
Jezero Crater từ lâu đã được cho là một lãnh địa của sự sống ngoài hành tinh cổ đại. Các bằng chứng trước đó dựa trên dữ liệu viễn thám của NASA cho thấy miệng hố va chạm khổng lồ này có thể từng chứa đựng cả một đồng bằng sông.
Nhiệm vụ của Perseverance là tìm ra bằng chứng xác thực điều đó.
Có lẽ nó đã có thêm một thành công. Theo giáo sư Mark Sephton từ Khoa Khoa học và kỹ thuật Trái đất của ICL, thành viên nhóm nghiên cứu Perseverance, cho biết đáy Jezero Crater là nơi robot thám hiểm này đã hạ cánh vì lý do an toàn trước khi di chuyển đến vùng đồng bằng.
Trong lòng hồ này, các nhà khoa học chỉ dự định sẽ tìm thấy và lấy mẫu một số lớp trầm tích, nhưng rồi ngạc nhiên khi thấy magma được làm mát ở đó, với các khoáng chất ghi lại sự tiếp xúc đáng kể với nước thông qua một thiết bị quét tối tân mang tên SHERLOC, được gắn trên cánh tay của con robot dạng xe tự hành Perseverance.
Các khoáng chất này, chẳng hạn cacbonat và muối, cần nước để có thể lưu thông trong đá núi lửa, tạo ra các hốc và lắng đọng các khoáng chất hòa tan trong những lỗ rỗng và vết nứt.
Và cũng giống như các tảng đá đầy hốc tương tự trong đại dương Trái đất - nơi các sinh vật nhỏ bé chọn làm nơi trú ẩn - các hốc này cũng chứa tàn tích của chất hữu cơ.
Điều này dẫn đến khả năng đây chính là bằng chứng về các sinh vật cổ xưa của sao Hỏa, từng bơi lội trong nước, mà các nhà khoa học sẽ cần thời gian để kiểm tra thêm.
Tàu thám hiểm sao Hỏa Perseverance của NASA có kích thước bằng chiếc ô tô. Perseverance đã được trang bị một SuperCam và thiết bị hỗ trợ bằng laser, giúp cắt một số loại đá để xác định thành phần hóa học của chúng.
Perseverance mang theo trực thăng Ingenuity hạ cánh xuống sao Hỏa vào ngày 18.2 năm nay. Nó được giao nhiệm vụ chính là săn lùng các dấu hiệu về sự sống trên sao Hỏa cổ đại và thu thập hàng chục mẫu vật để quay trở lại Trái đất trong tương lai.
>>>Xem thêm video: Nasa chuẩn bị công bố bằng chứng sự sống trên Sao hỏa (Nguồn: VTC14).