Chuyên mục Điểm tuần của VTV24 lên sóng trưa ngày 31/7 với chủ đề "Nỗi sợ mùa Covid-19: Từ những "vận động viên" đến virus tin giả" đang gây tranh cãi trong dư luận.Trong đó, lời dẫn của BTV Sơn Lâm ví não của những người vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19 với "não bò sát", "não thú" đang "nóng" dư luận. Vậy, nội dung 3 cấp độ não của con người trong lời dẫn của BTV này thực chất là gì?Trên thực tế, quan điểm bộ não con người gồm 3 cấp độ xuất hiện trong bản tin của VTV24 được Tiến sĩ Paul MacLean đưa ra vào những năm 1960. Ông chia cấu trúc não người thành 3 phần và gọi là não bộ ba (triune brain). Theo mô hình của ông, não người được tổ chức thành hệ thống phân cấp và dựa trên quan điểm về sự tiến hóa của não.Tiến sĩ MacLean cho rằng, những hành vi như gây hấn, đói bụng hoặc ham muốn tình dục... của con người nằm trong một cấu trúc não gọi là não tạng (hay còn gọi hệ limbic - tức não thú).Ngoài não thú thiên về cảm xúc, vị tiến sĩ này đặt ra phần não R-complex (não bò sát) chịu trách nhiệm điều khiển các chức năng cơ bản như chuyển động cơ và thở. Phần não thứ 3 của con người là neocortex (tân vỏ não, não người) kiểm soát lời nói và suy nghĩ.Đối với ông MacLean, đây là mô hình tiến hóa 3 cấp độ não người. Tùy theo hoàn cảnh, 3 vùng não trên của con người sẽ có sự hoạt động khác nhau.Theo quan điểm của tiến sĩ MacLean, 3 cấu trúc não của con người vẫn giữ nguyên sau khi tiến hóa và xảy ra cạnh tranh với nhau một cách thường xuyên. Ông cho rằng chính những điều này khiến con người có những hành vi khác nhau khi đối mặt với các hoàn cảnh, yếu tố tác động từ bên ngoài.Sau khi tiến sĩ MacLean công bố giả thuyết 3 cấp độ não người, nhiều nhà khoa học đã lên tiếng phản đối, thậm chí cho rằng đó là giả thuyết sai lầm. Trong số này có Tiến sĩ Terrence Deacon.Tiến sĩ Deacon là chuyên gia về tiến hóa nhận thức con người công tác Đại học California, Mỹ. Ông cho hay những nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã chứng minh giả thuyết về tiến hóa não bộ của MacLean là sai lầm.Theo ông Deacon, gần như chắc chắn bồi đắp không phải cách bộ não con người tiến hóa. Thay vào đó, một cấu trúc não đã chỉnh sửa theo nhiều cách khác nhau qua từng thế hệ.Nhà thần kinh học Georg Striedter cũng bác bỏ giả thuyết của tiến sĩ MacLean. Ông cho hay nếu chúng ta xem cách tiến hóa của não người giống như một ty và được tổ chức lại khi mở rộng. Theo đó, vùng não thiên về cảm xúc (được ông MacLean gọi là hệ limbic) được cho chính là nơi chứa các trung tâm giao tiếp chính của não bộ.Do đó, giả thuyết bộ não kiểm soát cảm xúc của con người do MacLean công bố không được giới khoa học đồng tình. Các nhà khoa học đã và đang tiến hành nhiều nghiên cứu về cách hoạt động của bộ não người. Vì vậy, những bí mật về não bộ từng bước được giải mã và không có điều nào giống như giả thuyết của ông MacLean. Mời độc giả xem video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não. Nguồn: THĐT1.
Chuyên mục Điểm tuần của VTV24 lên sóng trưa ngày 31/7 với chủ đề "Nỗi sợ mùa Covid-19: Từ những "vận động viên" đến virus tin giả" đang gây tranh cãi trong dư luận.
Trong đó, lời dẫn của BTV Sơn Lâm ví não của những người vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19 với "não bò sát", "não thú" đang "nóng" dư luận. Vậy, nội dung 3 cấp độ não của con người trong lời dẫn của BTV này thực chất là gì?
Trên thực tế, quan điểm bộ não con người gồm 3 cấp độ xuất hiện trong bản tin của VTV24 được Tiến sĩ Paul MacLean đưa ra vào những năm 1960. Ông chia cấu trúc não người thành 3 phần và gọi là não bộ ba (triune brain). Theo mô hình của ông, não người được tổ chức thành hệ thống phân cấp và dựa trên quan điểm về sự tiến hóa của não.
Tiến sĩ MacLean cho rằng, những hành vi như gây hấn, đói bụng hoặc ham muốn tình dục... của con người nằm trong một cấu trúc não gọi là não tạng (hay còn gọi hệ limbic - tức não thú).
Ngoài não thú thiên về cảm xúc, vị tiến sĩ này đặt ra phần não R-complex (não bò sát) chịu trách nhiệm điều khiển các chức năng cơ bản như chuyển động cơ và thở. Phần não thứ 3 của con người là neocortex (tân vỏ não, não người) kiểm soát lời nói và suy nghĩ.
Đối với ông MacLean, đây là mô hình tiến hóa 3 cấp độ não người. Tùy theo hoàn cảnh, 3 vùng não trên của con người sẽ có sự hoạt động khác nhau.
Theo quan điểm của tiến sĩ MacLean, 3 cấu trúc não của con người vẫn giữ nguyên sau khi tiến hóa và xảy ra cạnh tranh với nhau một cách thường xuyên. Ông cho rằng chính những điều này khiến con người có những hành vi khác nhau khi đối mặt với các hoàn cảnh, yếu tố tác động từ bên ngoài.
Sau khi tiến sĩ MacLean công bố giả thuyết 3 cấp độ não người, nhiều nhà khoa học đã lên tiếng phản đối, thậm chí cho rằng đó là giả thuyết sai lầm. Trong số này có Tiến sĩ Terrence Deacon.
Tiến sĩ Deacon là chuyên gia về tiến hóa nhận thức con người công tác Đại học California, Mỹ. Ông cho hay những nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã chứng minh giả thuyết về tiến hóa não bộ của MacLean là sai lầm.
Theo ông Deacon, gần như chắc chắn bồi đắp không phải cách bộ não con người tiến hóa. Thay vào đó, một cấu trúc não đã chỉnh sửa theo nhiều cách khác nhau qua từng thế hệ.
Nhà thần kinh học Georg Striedter cũng bác bỏ giả thuyết của tiến sĩ MacLean. Ông cho hay nếu chúng ta xem cách tiến hóa của não người giống như một ty và được tổ chức lại khi mở rộng. Theo đó, vùng não thiên về cảm xúc (được ông MacLean gọi là hệ limbic) được cho chính là nơi chứa các trung tâm giao tiếp chính của não bộ.
Do đó, giả thuyết bộ não kiểm soát cảm xúc của con người do MacLean công bố không được giới khoa học đồng tình. Các nhà khoa học đã và đang tiến hành nhiều nghiên cứu về cách hoạt động của bộ não người. Vì vậy, những bí mật về não bộ từng bước được giải mã và không có điều nào giống như giả thuyết của ông MacLean.
Mời độc giả xem video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não. Nguồn: THĐT1.