Mỗi năm, Mặt trăng nhích ra xa hơn so với Trái đất một khoảng 3,8cm. Sự thay đổi này là rất nhỏ và gần như không thể nhận thấy bằng mắt thường nhưng sẽ diễn ra liên tục, không bao giờ dừng lại.Các lực hấp dẫn là vô hình và không thể lay chuyển sẽ tiếp tục tác động lên Mặt trăng và sau hàng triệu năm, cuối cùng sẽ đến lúc Mặt trăng và Trái đất phải thực sự chia tay nhau.Được hình thành cách đây khoảng 4,5 tỷ năm, khi đó Mặt trăng ở gần Trái đất hơn bao giờ hết. Ước tính khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng lúc đó gần hơn gấp 10 lần so với hiện tại.Và các nhà khoa học cho biết, Mặt trăng lúc này dịch chuyển với tốc độ khoảng 20cm mỗi năm. Lực hấp dẫn của các Mặt trăng thường rất yếu, nhưng vẫn có thể tác động lên các hành tinh chủ.Trong trường hợp Trái đất, đây là một hành tinh được bao phủ bởi đại dương, tác động của lực hút từ Mặt trăng thể hiện ở sự thay đổi của thủy triều. Mặt trăng hút các đại dương của chúng ta, nhưng cũng bị các đại dương kéo lại, khiến cho quỹ đạo của Mặt trăng bị tăng tốc.Và “nếu bạn tăng tốc trong khi đang quay quanh Trái đất, bạn đang dễ dàng thoát khỏi Trái đất hơn, vì vậy khoảng cách sẽ ngày càng xa hơn” - theo lý giải từ nhà khoa học hành tinh James O'Donoghue thuộc cơ quan Vũ trụ của Nhật Bản JAXAR.Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là "sự rút lui của Mặt trăng". Các đài quan sát ở New Mexico, Pháp, Ý và Đức chiếu tia lazer vào các gương phản xạ và đo thời gian để các chùm tia quay trở lại cho biết quỹ đạo của Mặt trăng thay đổi liên tục.Theo các chuyên gia, khi Mặt Trăng không còn quay quanh Trái đất, điều này có thể khiến hành tinh của chúng ta quay chậm lại. Theo Viện Khoa học Hành tinh, thủy triều đang rút năng lượng ra khỏi vòng quay của Trái đất.Kết quả là trong khoảng một tỷ năm nữa, Trái đất sẽ quay với tốc độ tương đương với Mặt trăng. Khi điều này xảy ra, Trái đất và Mặt trăng sẽ giữ nguyên hai mặt đối diện nhau.Các chuyên gia giải thích: "Một khi Trái đất đi vào trạng thái này, các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ xảy ra. Một nửa địa cầu chìm trong bóng tối sẽ giảm nhiệt độ đáng kể khi không có ánh nắng. Ngược lại, nửa bên kia sẽ nóng lên nhiều hơn do tiếp xúc liên tục với Mặt trời".Tuy nhiên, tin tốt là điều này sẽ không xảy ra sớm - ít nhất là vài tỷ năm nữa. Hiện Mặt trăng đang tiến ra xa khỏi Trái đất khoảng 3,78cm một năm.Theo Viện Khoa học Hành tinh, một khi vòng quay của Mặt trăng và Trái đất khớp với nhau, hành tinh này có khả năng sẽ ngừng hướng ra Hệ mặt trời và thay vào đó sẽ di chuyển về phía chúng ta.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Mỗi năm, Mặt trăng nhích ra xa hơn so với Trái đất một khoảng 3,8cm. Sự thay đổi này là rất nhỏ và gần như không thể nhận thấy bằng mắt thường nhưng sẽ diễn ra liên tục, không bao giờ dừng lại.
Các lực hấp dẫn là vô hình và không thể lay chuyển sẽ tiếp tục tác động lên Mặt trăng và sau hàng triệu năm, cuối cùng sẽ đến lúc Mặt trăng và Trái đất phải thực sự chia tay nhau.
Được hình thành cách đây khoảng 4,5 tỷ năm, khi đó Mặt trăng ở gần Trái đất hơn bao giờ hết. Ước tính khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng lúc đó gần hơn gấp 10 lần so với hiện tại.
Và các nhà khoa học cho biết, Mặt trăng lúc này dịch chuyển với tốc độ khoảng 20cm mỗi năm. Lực hấp dẫn của các Mặt trăng thường rất yếu, nhưng vẫn có thể tác động lên các hành tinh chủ.
Trong trường hợp Trái đất, đây là một hành tinh được bao phủ bởi đại dương, tác động của lực hút từ Mặt trăng thể hiện ở sự thay đổi của thủy triều. Mặt trăng hút các đại dương của chúng ta, nhưng cũng bị các đại dương kéo lại, khiến cho quỹ đạo của Mặt trăng bị tăng tốc.
Và “nếu bạn tăng tốc trong khi đang quay quanh Trái đất, bạn đang dễ dàng thoát khỏi Trái đất hơn, vì vậy khoảng cách sẽ ngày càng xa hơn” - theo lý giải từ nhà khoa học hành tinh James O'Donoghue thuộc cơ quan Vũ trụ của Nhật Bản JAXAR.
Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là "sự rút lui của Mặt trăng". Các đài quan sát ở New Mexico, Pháp, Ý và Đức chiếu tia lazer vào các gương phản xạ và đo thời gian để các chùm tia quay trở lại cho biết quỹ đạo của Mặt trăng thay đổi liên tục.
Theo các chuyên gia, khi Mặt Trăng không còn quay quanh Trái đất, điều này có thể khiến hành tinh của chúng ta quay chậm lại. Theo Viện Khoa học Hành tinh, thủy triều đang rút năng lượng ra khỏi vòng quay của Trái đất.
Kết quả là trong khoảng một tỷ năm nữa, Trái đất sẽ quay với tốc độ tương đương với Mặt trăng. Khi điều này xảy ra, Trái đất và Mặt trăng sẽ giữ nguyên hai mặt đối diện nhau.
Các chuyên gia giải thích: "Một khi Trái đất đi vào trạng thái này, các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ xảy ra. Một nửa địa cầu chìm trong bóng tối sẽ giảm nhiệt độ đáng kể khi không có ánh nắng. Ngược lại, nửa bên kia sẽ nóng lên nhiều hơn do tiếp xúc liên tục với Mặt trời".
Tuy nhiên, tin tốt là điều này sẽ không xảy ra sớm - ít nhất là vài tỷ năm nữa. Hiện Mặt trăng đang tiến ra xa khỏi Trái đất khoảng 3,78cm một năm.
Theo Viện Khoa học Hành tinh, một khi vòng quay của Mặt trăng và Trái đất khớp với nhau, hành tinh này có khả năng sẽ ngừng hướng ra Hệ mặt trời và thay vào đó sẽ di chuyển về phía chúng ta.