KHÁM PHÁ TÌNH CỜ CỦA HAI NGƯỜI NÔNG DÂN ANH
Chân dung hai người nông dân may mắn: Eric Lawes (trái) và Peter Whatling (phải). Ảnh: GETTY Images
Câu chuyện diễn ra năm 1992, với nhân vật chính là hai người nông dân sống ở làng Hoxne ở phía đông nước Anh, đó là ông Peter Whatling và Eric Lawes. Hai người đàn ông này là những người bạn rất tốt của nhau, thường sẽ giúp đỡ nhau khi có công việc. Khi đó, Eric muốn sửa sang lại ngôi nhà của mình nên đã gọi Peter đến giúp.
Để sửa lại ngôi nhà sẽ phải dùng đến búa, nhưng chiếc búa của Peter thì đã bị mất do làm việc ở dưới đất cách đó không lâu. Eric tình cờ có một chiếc máy dò kim loại nên đã lấy thiết bị này để tìm chiếc búa cùng Peter. Khi máy phát ra tín hiệu, Peter và Eric đã đào xuống theo âm thanh của máy dò. Thế nhưng, thứ mà họ tìm thấy đã khiến họ quên luôn việc phải tìm búa sửa nhà.
PHÁT KIẾN BẤT NGỜ MỞ RA CẢ HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ
Kho báu Hoxne với các đồng vàng, bạc và những vật dụng quý giá đi kèm.
Sau khi có được sự tham gia của các nhà khảo cổ Anh, hơn 500 đồng tiền vàng và hơn 14.000 đồng bạc đã được khai quật ngay tại vị trí mà Peter và Eric đã đào. Ngoài tiền xu, trong kho báu này còn có một số đồ trang trí bằng vàng, tất cả đều là di vật văn hóa của thời La Mã cổ đại.
Các chuyên gia cho rằng những di sản này vốn dĩ được đặt trong hộp gỗ trước khi được chôn tại đây. Nhưng sau đó, chúng đã bị mục nát vì bị chôn vùi dưới lòng đất hàng nghìn năm, nên những đồng tiền vàng này đã rơi vương vãi ở đây.
Chiếc búa của Peter, thứ đã giúp đào ra kho báu vàng. Ảnh: Frank Baron/PR
Những kho báu này còn được gọi là "Kho báu Hoxne" vì chúng được phát hiện ở Hoxne, Anh, còn được biết đến là kho báu thời kỳ La Mã "lớn nhất và mới nhất từng được tìm thấy ở Anh". Trong "The Hoxne Late Roman Treasure: Gold Jewelry and Silver Plate", nhà khảo cổ học Catherine Johns phỏng đoán rằng chủ sở hữu của kho báu này đã từng coi chúng như những tín vật thể hiện tình cảm.
Giả thuyết này được đưa ra không chỉ dựa trên những phân tích về những gì được chôn cất mà còn cả cách nó được tích trữ. Xung quanh các đồng tiền và các đồ vật bằng vàng là đinh, bản lề, ổ khóa, mẩu gỗ, xương và ngà voi. Một số đồ vật được gói bằng rơm, trong khi những thứ khác được đặt trong những hộp gỗ nhỏ hơn có lót da. Tất cả những chi tiết này cho thấy rằng kho báu có thể đã được chôn cất cẩn thận chứ không phải là được giấu đi một cách vội vàng.
Cũng chính những chi tiết này đã cung cấp cho các nhà khảo cổ học rất nhiều cơ sở cho giả thuyết về cuộc sống của một gia đình giàu có vào cuối thế kỷ V, nhưng về việc là ai đã chôn kho báu này và tại sao lại chôn ở đây thì vẫn chưa có câu trả lời thuyết phục.
Tuy vật, các chuyên gia cũng đã đánh giá giá trị của các di tích văn hóa này, và Vương quốc Anh cũng có quy định rõ ràng là nên trao phần thưởng xứng đáng cho người phát hiện ra kho tàng khảo cổ ấy. Những cổ vật này do Bảo tàng Anh sưu tầm nên Bảo tàng Anh cần trả tiền thưởng. Khi đó, Peter Watling và Eric Routh đã nhận được khoản tiền thưởng 1,75 triệu bảng Anh (khoảng 52,48 tỷ VND) dựa trên giá trị thị trường của di tích văn hóa.