Ngành "thời trang nhanh" (sản xuất quần áo chạy theo mốt) đang ngày càng phát triển khi đáp ứng được nhu cầu đa dạng và khổng lồ của nhân loại cùng giá cả phải chăng. Tuy nhiên, chẳng mấy ai quan tâm rằng, những quần áo cũ sau khi bị con người thải rồi sẽ đi đâu về đâu? Đây cũng là mặt tối ít ai biết của ngành thời trang "mì ăn liền" này, là một thực trạng nhức nhối, đáng lo ngại cho đến nay vẫn chưa có cách giải quyết triệt để. Chile giờ đây trở thành "thủ đô" quần áo cũ của thế giới khi phải nhận 39.000 tấn quần áo cũ mỗi năm. Hầu hết chúng được chở tới sa mạc Atacama khô nóng để vứt bỏ mà không qua xử lý.
Hàng chục nghìn tấn quần áo cũ trên sa mạc Atacama đến từ khắp nơi trên thế giới. Chúng khó phân hủy vì hầu hết được may bằng sợi hóa học. Một số người nghèo thường xuyên đến đây nhặt quần áo cũ về mặc. Báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2019 cho hay, sản lượng quần áo toàn cầu đã tăng gấp đôi trong khoảng từ năm 2000 đến năm 2014. Ngành công nghiệp “thời trang nhanh” cũng chịu trách nhiệm cho 20% tổng lượng nước thải toàn cầu.
Quần áo dù vứt bỏ ngoài trời hay chôn dưới đất cũng đều gây ra tình trạng ô nhiễm, giải phóng chất độc hại vào không khí hoặc các sông ngầm. Một bộ quần áo có thể mất tới 200 năm để phân hủy và khiến đất bị nhiễm độc tương đương lốp xe hoặc đồ nhựa bỏ đi.
Mỗi năm, chỉ riêng Hoa Kỳ đã thải bỏ khoảng 17 triệu tấn hàng dệt may. Một báo cáo khác cũng chỉ ra rằng, sản xuất quần áo và giày dép chiếm 8% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu và cứ mỗi giây trên thế giới, số hàng dệt may tương đương một xe chở rác sẽ bị chôn hoặc đốt.
Núi rác quần áo hầu hết bắt nguồn từ các quốc gia như Trung Quốc và Bangladesh, nơi sản xuất nhiều quần áo nhất trên thế giới.
Nông dân làm việc tại một trang trại bông ở làng Soungalodaga, Burkina Faso (một quốc gia Tây Phi). Việc trồng bông sẽ dẫn đến làm tiêu hao lượng nước đáng kể. Ví dụ ở Uzbekistan, việc trồng bông đã khiến mực nước từ biển Aral trở nên khô cạn sau 50 năm. Biển Aral giờ đây chỉ là một sa mạc khô cằn với một vài vũng nước nhỏ.
Nước trong một con mương chuyển sang màu đỏ do hóa chất và chất thải từ các nhà máy nhuộm vải để sản xuất quần áo ở Dhaka, Bangladesh.
Một dòng sông ở châu Á bị nhuộm tím bởi thuốc nhuộm do một xưởng may thải ra ngoài môi trường.
Các điều kiện làm việc trong ngành thời trang nhanh vô cùng sơ sài, chứa đầy nguy hiểm. Thế giới không thể quên "tai nạn tồi tệ nhất trong lịch sử ngành may mặc", đã giết chết hơn 1.000 công nhân khi tòa nhà xưởng Rana Plaza 8 tầng ở Bangladesh bị sập vào năm 2013.
Một xưởng làm quần áo với điều kiện lao động sơ sài, không có đồ bảo hộ.
Điều kiện làm việc tồi tệ cùng với mức lương ít ỏi đã khiến ngành thời trang nhanh bị chỉ trích là nơi sinh ra những "nô lệ hiện đại".
Những người công nhân ở một xưởng sản xuất quần áo giá rẻ nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Một đứa trẻ làm việc trong nhà máy may mặc ở Dhaka, Bangladesh. Để tiết kiệm chi phí, nhiều nơi sử dụng lao động trẻ em một cách bất hợp pháp.
Một cậu bé làm việc trong xưởng may. Không ai biết chắc rằng quần áo chúng ta đang mặc được làm ra từ biết bao giọt mồ hôi của những đứa trẻ bị bóc lột.
Nguồn: Tổng hợp
Ngành "thời trang nhanh" (sản xuất quần áo chạy theo mốt) đang ngày càng phát triển khi đáp ứng được nhu cầu đa dạng và khổng lồ của nhân loại cùng giá cả phải chăng. Tuy nhiên, chẳng mấy ai quan tâm rằng, những quần áo cũ sau khi bị con người thải rồi sẽ đi đâu về đâu? Đây cũng là mặt tối ít ai biết của ngành thời trang "mì ăn liền" này, là một thực trạng nhức nhối, đáng lo ngại cho đến nay vẫn chưa có cách giải quyết triệt để. Chile giờ đây trở thành "thủ đô"
quần áo cũ của thế giới khi phải nhận 39.000 tấn quần áo cũ mỗi năm. Hầu hết chúng được chở tới sa mạc Atacama khô nóng để vứt bỏ mà không qua xử lý.
Hàng chục nghìn tấn quần áo cũ trên sa mạc Atacama đến từ khắp nơi trên thế giới. Chúng khó phân hủy vì hầu hết được may bằng sợi hóa học. Một số người nghèo thường xuyên đến đây nhặt quần áo cũ về mặc. Báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2019 cho hay, sản lượng quần áo toàn cầu đã tăng gấp đôi trong khoảng từ năm 2000 đến năm 2014. Ngành công nghiệp “thời trang nhanh” cũng chịu trách nhiệm cho 20% tổng lượng nước thải toàn cầu.
Quần áo dù vứt bỏ ngoài trời hay chôn dưới đất cũng đều gây ra tình trạng ô nhiễm, giải phóng chất độc hại vào không khí hoặc các sông ngầm. Một bộ quần áo có thể mất tới 200 năm để phân hủy và khiến đất bị nhiễm độc tương đương lốp xe hoặc đồ nhựa bỏ đi.
Mỗi năm, chỉ riêng Hoa Kỳ đã thải bỏ khoảng 17 triệu tấn hàng dệt may. Một báo cáo khác cũng chỉ ra rằng,
sản xuất quần áo và giày dép chiếm 8% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu và cứ mỗi giây trên thế giới, số hàng dệt may tương đương một xe chở rác sẽ bị chôn hoặc đốt.
Núi rác quần áo hầu hết bắt nguồn từ các quốc gia như Trung Quốc và Bangladesh, nơi sản xuất nhiều quần áo nhất trên thế giới.
Nông dân làm việc tại một trang trại bông ở làng Soungalodaga, Burkina Faso (một quốc gia Tây Phi). Việc trồng bông sẽ dẫn đến làm tiêu hao lượng nước đáng kể. Ví dụ ở Uzbekistan, việc trồng bông đã khiến mực nước từ biển Aral trở nên khô cạn sau 50 năm. Biển Aral giờ đây chỉ là một sa mạc khô cằn với một vài vũng nước nhỏ.
Nước trong một con mương chuyển sang màu đỏ do hóa chất và chất thải từ các nhà máy nhuộm vải để sản xuất quần áo ở Dhaka, Bangladesh.
Một dòng sông ở châu Á bị nhuộm tím bởi thuốc nhuộm do một xưởng may thải ra ngoài môi trường.
Các điều kiện làm việc trong ngành thời trang nhanh vô cùng sơ sài, chứa đầy nguy hiểm. Thế giới không thể quên "tai nạn tồi tệ nhất trong lịch sử ngành may mặc", đã giết chết hơn 1.000 công nhân khi tòa nhà xưởng Rana Plaza 8 tầng ở Bangladesh bị sập vào năm 2013.
Một xưởng làm quần áo với điều kiện lao động sơ sài, không có đồ bảo hộ.
Điều kiện làm việc tồi tệ cùng với mức lương ít ỏi đã khiến ngành thời trang nhanh bị chỉ trích là nơi sinh ra những "nô lệ hiện đại".
Những người công nhân ở một xưởng sản xuất quần áo giá rẻ nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Một đứa trẻ làm việc trong nhà máy may mặc ở Dhaka, Bangladesh. Để tiết kiệm chi phí, nhiều nơi sử dụng lao động trẻ em một cách bất hợp pháp.
Một cậu bé làm việc trong xưởng may. Không ai biết chắc rằng quần áo chúng ta đang mặc được làm ra từ biết bao giọt mồ hôi của những đứa trẻ bị bóc lột.
Nguồn: Tổng hợp