hắc chắn bạn đã từng nghe làn da được ví như chiếc áo giáp có khả năng bảo vệ cơ thể người trước các tác nhân gây hại, đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh.
Theo nghiên cứu, mỗi centimet da lại có tới 1 triệu vi khuẩn thường trú. Da chính là địa bàn cư ngụ của hơn 500 loài vi khuẩn khác nhau, bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Hai loại vi khuẩn có mặt trên da sẽ kiểm soát lẫn nhau để tạo nên sự cân bằng vi sinh, giúp cơ thể chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài.
Mỗi vùng da sẽ có những loài vi khuẩn khác nhau cư ngụ, tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng. Thông thường, các loại vi sinh vật trên da sinh trưởng trong 3 môi trường: Khu vực bã nhờn hay da dầu (vùng đầu, cổ và thân), các khu vực ẩm ướt (nếp gấp của khuỷu tay và giữa các ngón chân) và khu vực khô (cánh tay, cẳng chân, đùi,...).
|
Ve mặt không bài tiết lần nào cho đến khi chết. |
Và ve mặt (demodex folliculorum) là một trong số những loại vi sinh vật cư trú trên da mặt chúng ta. Chúng cư trú trong các nang lông trên khuôn mặt của con người, ăn bã nhờn và dầu được sản xuất để giữ cho khuôn mặt của chúng ta không bị khô.
Tiến sĩ Michelle Trautwein, một chuyên gia tại Viện Hàn lâm Khoa học California ở San Francisco, giải thích: “Những con ve trông giống như những con giun nhỏ”.
Trong các nghiên cứu của mình, tiến sĩ Trautwein đã phân tích khuôn mặt của hơn 2.000 người tham gia và những con ve mặt được phát hiện trên tất cả.
Những con ve không thể nhìn bằng mắt thường này hoàn toàn không có hậu môn. Chúng cũng không bài tiết qua miệng như một số sinh vật khác. Tất cả chất thải tạo ra sau khi ăn tế bào da và bã nhờn trên mặt người được nhồi vào ruột của chúng.
Với kiểu tiêu hóa lạ lùng này, ve mặt chỉ sống tối đa 16 ngày. Sau khi chúng chết và rã ra, chất thải lưu tồn ngay trên mặt người, kết hợp với vi khuẩn gây bệnh viêm da (hồng ban).
Tuy nhiên, dường như sự tồn tại của loài sinh vật ký sinh này không quá nguy hiểm với nhiều người nên các nhà khoa học cảnh báo không nên quá lo lắng.