Theo đại diện Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (tỉnh Thanh Hóa), từ năm 2023 đến nay, lực lượng chức năng của đơn vị đã đặt bẫy ảnh tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu. Nhờ đó, họ đã chụp được ảnh nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm mà trước đó chỉ ghi nhận thông qua dấu vết. Trong số những động vật được ghi nhân ở rừng Pù Hu có 2 loại gà quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Ảnh: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu cung cấp.Đó là gà lôi trắng và gà tiền mặt vàng. Gà lôi trắng (hay còn gọi chim lôi trắng) tên khoa học là Lophura nycthemera. Đây là loài động vật rừng thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB. Gà lôi trắng cũng có trong danh lục sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN, BirdLife quốc tế. Ảnh: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu cung cấp.Thoạt nhìn, loại gà lôi trắng trông khá giống với chim công. Thế nhưng, trên thực tế, chúng thuộc họ chim trĩ, bộ nhà gà. Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN.Con trống và mái lúc nhỏ đều có bộ lông màu nâu đen. Khi trưởng thành con mái giữ nguyên màu lông này (hoặc có thay đổi nhưng không đáng kể) trong khi con trống sẽ bắt đầu thay lông để chuyển sang màu trắng. Ảnh: TTXVN.Mỗi cá thể gà lôi trắng lúc trưởng thành có chiều dài trung bình khoảng 125 cm. Loài gà này trung theo bầy đàn và đi dọc các khe suối trong các khu rừng gỗ thưa để kiếm ăn. Trung bình mỗi đàn có khoảng 10 con. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt.Gà lôi trắng thường làm tổ trên mặt đất. Tổ rất đơn giản là một đám lá khô hay hõm đất nông. Thức ăn chính của chúng là các loài hạt, quả, củ và côn trùng trên mặt đất. Ảnh: Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Việt.Gà tiền mặt vàng có tên khoa học là Polyplectron bicalcaratum, thuộc họ Trĩ Phasianidae, bộ Gà Galliformes. Đây là loài chim quý, được xếp vào nhóm IB loài nguy cấp, quý, hiếm, ưu tiên bảo vệ. Loài này có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và quốc tế (Danh lục Đỏ IUCN). Ảnh: Vườn quốc gia Hoàng Liên.Được coi là loài quý hiếm nhất trong các loài gà được ghi nhận tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (Thanh Hóa), gà tiền mặt vàng chỉ xuất hiện ở khu vực xa khu dân cư với số lượng từ 3 - 4 cá thể/đàn. Ảnh: Vườn quốc gia Hoàng Liên.Cá thể gà tiền mặt vàng đực trưởng thành có bộ lông màu xám tro hơi nâu. Da quanh mặt vàng phớt hồng, đỉnh đầu có lông xù lên tựa như mào thấp, màu hơi vàng trắng. Trên cánh của chúng có những sao tròn màu xanh lam óng ánh và lông đuôi cũng có những sao dạng bầu dục màu lục xanh biếc. Ảnh: Tiền phong.Trong khi đó, cá thể gà tiền mặt vàng có kích thước nhỏ hơn con đực, lông xỉn hơn và da mặt màu hồng thịt. Những sao trên cánh nhỏ và đen hơn, ánh sao không rõ bằng ở cá thể đực. Trên các lông đuôi ngắn nhất của chúng không có sao. Ảnh: Tiền phong.Mời độc giả xem video: Loài thú quý hiếm bỗng tái xuất ở Việt Nam sau 30 năm mất tích.
Theo đại diện Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (tỉnh Thanh Hóa), từ năm 2023 đến nay, lực lượng chức năng của đơn vị đã đặt bẫy ảnh tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu. Nhờ đó, họ đã chụp được ảnh nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm mà trước đó chỉ ghi nhận thông qua dấu vết. Trong số những động vật được ghi nhân ở rừng Pù Hu có 2 loại gà quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Ảnh: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu cung cấp.
Đó là gà lôi trắng và gà tiền mặt vàng. Gà lôi trắng (hay còn gọi chim lôi trắng) tên khoa học là Lophura nycthemera. Đây là loài động vật rừng thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB. Gà lôi trắng cũng có trong danh lục sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN, BirdLife quốc tế. Ảnh: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu cung cấp.
Thoạt nhìn, loại gà lôi trắng trông khá giống với chim công. Thế nhưng, trên thực tế, chúng thuộc họ chim trĩ, bộ nhà gà. Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN.
Con trống và mái lúc nhỏ đều có bộ lông màu nâu đen. Khi trưởng thành con mái giữ nguyên màu lông này (hoặc có thay đổi nhưng không đáng kể) trong khi con trống sẽ bắt đầu thay lông để chuyển sang màu trắng. Ảnh: TTXVN.
Mỗi cá thể gà lôi trắng lúc trưởng thành có chiều dài trung bình khoảng 125 cm. Loài gà này trung theo bầy đàn và đi dọc các khe suối trong các khu rừng gỗ thưa để kiếm ăn. Trung bình mỗi đàn có khoảng 10 con. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt.
Gà lôi trắng thường làm tổ trên mặt đất. Tổ rất đơn giản là một đám lá khô hay hõm đất nông. Thức ăn chính của chúng là các loài hạt, quả, củ và côn trùng trên mặt đất. Ảnh: Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Việt.
Gà tiền mặt vàng có tên khoa học là Polyplectron bicalcaratum, thuộc họ Trĩ Phasianidae, bộ Gà Galliformes. Đây là loài chim quý, được xếp vào nhóm IB loài nguy cấp, quý, hiếm, ưu tiên bảo vệ. Loài này có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và quốc tế (Danh lục Đỏ IUCN). Ảnh: Vườn quốc gia Hoàng Liên.
Được coi là loài quý hiếm nhất trong các loài gà được ghi nhận tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (Thanh Hóa), gà tiền mặt vàng chỉ xuất hiện ở khu vực xa khu dân cư với số lượng từ 3 - 4 cá thể/đàn. Ảnh: Vườn quốc gia Hoàng Liên.
Cá thể gà tiền mặt vàng đực trưởng thành có bộ lông màu xám tro hơi nâu. Da quanh mặt vàng phớt hồng, đỉnh đầu có lông xù lên tựa như mào thấp, màu hơi vàng trắng. Trên cánh của chúng có những sao tròn màu xanh lam óng ánh và lông đuôi cũng có những sao dạng bầu dục màu lục xanh biếc. Ảnh: Tiền phong.
Trong khi đó, cá thể gà tiền mặt vàng có kích thước nhỏ hơn con đực, lông xỉn hơn và da mặt màu hồng thịt. Những sao trên cánh nhỏ và đen hơn, ánh sao không rõ bằng ở cá thể đực. Trên các lông đuôi ngắn nhất của chúng không có sao. Ảnh: Tiền phong.
Mời độc giả xem video: Loài thú quý hiếm bỗng tái xuất ở Việt Nam sau 30 năm mất tích.