Khoảng 100 triệu năm trước, một tiểu hành tinh rộng 10km bị đẩy ra khỏi Vành đai tiểu hành tinh và chính sao Mộc đã khiến nó văng ra khỏi quỹ đạo và bay theo hướng va chạm với Trái Đất.Vụ va chạm tạo ra khối cầu lửa nóng đến mức lập tức tiêu diệt mọi thứ trong bán kính 1.000km. Vụ va chạm cũng khiến khoảng 300 tỷ tấn lưu huỳnh bắn lên khí quyển và trong mùa đông sau đó, 75% các loài động thực vật bị xóa sổ khỏi bề mặt Trái Đất, kể cả những sinh vật lớn nhất từng dạo bước trên bề mặt hành tinh.Bằng cách đẩy khủng long tới bờ vực tuyệt chủng, sao Mộc đã dọn đường cho con người kế thừa Trái Đất.Dù đôi khi vẫn ném tiểu hành tinh về phía hành tinh xanh, sao Mộc cũng bảo vệ Trái Đất khỏi những vật thể bay về phía này từ những vùng không gian xa xôi của hệ Mặt Trời.Lực hấp dẫn mạnh của hành tinh khổng lồ hoạt động như một tấm khiên. Khoảng 100 năm trước, một khối đá và băng rộng 4km lao vào phía trong hệ Mặt Trời nhưng đã bị sao Mộc cản đường.Khoảng 30 năm trước, một nhiệm vụ phóng lên không gian giúp chứng kiến sự hiệu quả của tấm khiên sao Mộc. Tàu con thoi Atlantis mang theo tàu vũ trụ Galileo.3 năm sau khi phóng Galileo, sao chổi Shoemaker Levy 9 bị lực hấp dẫn của sao Mộc kéo lại và giờ mắc kẹt trong cái ôm chết chóc của hành tinh khổng lồ này. Các lực thủy triều bắt đầu xé toạc sao chổi. Chuyến đi của nó đến vùng phía trong hệ Mặt Trời bị cắt ngắn.Sau khi băng qua khu vực phía trong hệ Mặt Trời, Galileo tiến gần tới vị trí mà nó sẽ chứng kiến những khoảnh kahwcs cuối cùng của sao chổi. Ngày 16/7/1994, Galileo quan sát những mảnh vỡ đầu tiên của sao chổi lao xuống nam bán cầu của sao Mộc.Với tốc độ 60km mỗi giây, những mảnh vỡ này thực sự làm nóng khí quyển, nóng đỏ gần đạt mức nhiệt của Mặt Trời. Các mảnh vỡ đâm vào hành tinh, hết mảnh này đến mảnh khác. Những mảnh của sao chổi Shoemaker Levy 9 tấn công sao Mộc trong 6 ngày. Chúng trông như những chớp sáng lớn trên sao Mộc.Những đốm sáng tí hon này chụp từ khoảng cách 240 triệu km, là vụ đâm sao chổi duy nhất từng quan sát được. Cú đâm mang tính hủy diệt lớn nhất giải phóng năng lượng tương đương 6 nghìn tỷ tấn thuốc nổ TNT, để lại một đám mây tối khổng lồ rộng 12.000 km. Bằng cách bắt giữ các vật thể trong quỹ đạo và thiêu rụi chúng khi va chạm, sao Mộc đã bảo vệ Trái Đất khỏi những thiên thể có khả năng đâm vào hành tinh xanh.
Khoảng 100 triệu năm trước, một tiểu hành tinh rộng 10km bị đẩy ra khỏi Vành đai tiểu hành tinh và chính sao Mộc đã khiến nó văng ra khỏi quỹ đạo và bay theo hướng va chạm với Trái Đất.
Vụ va chạm tạo ra khối cầu lửa nóng đến mức lập tức tiêu diệt mọi thứ trong bán kính 1.000km. Vụ va chạm cũng khiến khoảng 300 tỷ tấn lưu huỳnh bắn lên khí quyển và trong mùa đông sau đó, 75% các loài động thực vật bị xóa sổ khỏi bề mặt Trái Đất, kể cả những sinh vật lớn nhất từng dạo bước trên bề mặt hành tinh.
Bằng cách đẩy khủng long tới bờ vực tuyệt chủng, sao Mộc đã dọn đường cho con người kế thừa Trái Đất.
Dù đôi khi vẫn ném tiểu hành tinh về phía hành tinh xanh, sao Mộc cũng bảo vệ Trái Đất khỏi những vật thể bay về phía này từ những vùng không gian xa xôi của hệ Mặt Trời.
Lực hấp dẫn mạnh của hành tinh khổng lồ hoạt động như một tấm khiên. Khoảng 100 năm trước, một khối đá và băng rộng 4km lao vào phía trong hệ Mặt Trời nhưng đã bị sao Mộc cản đường.
Khoảng 30 năm trước, một nhiệm vụ phóng lên không gian giúp chứng kiến sự hiệu quả của tấm khiên sao Mộc. Tàu con thoi Atlantis mang theo tàu vũ trụ Galileo.
3 năm sau khi phóng Galileo, sao chổi Shoemaker Levy 9 bị lực hấp dẫn của sao Mộc kéo lại và giờ mắc kẹt trong cái ôm chết chóc của hành tinh khổng lồ này. Các lực thủy triều bắt đầu xé toạc sao chổi. Chuyến đi của nó đến vùng phía trong hệ Mặt Trời bị cắt ngắn.
Sau khi băng qua khu vực phía trong hệ Mặt Trời, Galileo tiến gần tới vị trí mà nó sẽ chứng kiến những khoảnh kahwcs cuối cùng của sao chổi. Ngày 16/7/1994, Galileo quan sát những mảnh vỡ đầu tiên của sao chổi lao xuống nam bán cầu của sao Mộc.
Với tốc độ 60km mỗi giây, những mảnh vỡ này thực sự làm nóng khí quyển, nóng đỏ gần đạt mức nhiệt của Mặt Trời. Các mảnh vỡ đâm vào hành tinh, hết mảnh này đến mảnh khác. Những mảnh của sao chổi Shoemaker Levy 9 tấn công sao Mộc trong 6 ngày. Chúng trông như những chớp sáng lớn trên sao Mộc.
Những đốm sáng tí hon này chụp từ khoảng cách 240 triệu km, là vụ đâm sao chổi duy nhất từng quan sát được. Cú đâm mang tính hủy diệt lớn nhất giải phóng năng lượng tương đương 6 nghìn tỷ tấn thuốc nổ TNT, để lại một đám mây tối khổng lồ rộng 12.000 km. Bằng cách bắt giữ các vật thể trong quỹ đạo và thiêu rụi chúng khi va chạm, sao Mộc đã bảo vệ Trái Đất khỏi những thiên thể có khả năng đâm vào hành tinh xanh.