Vào năm 1942, một nhân viên kiểm lâm đang thu thập những cây quý hiếm thì đến hồ Roopkund. Khi ông trượt chân rơi xuống bờ đá, ông nhìn thấy hồ chứa hàng trăm thi thể còn chưa phân huỷ hết. Những người này là ai và những gì đã xảy ra với họ? Để có được cái nhìn thoáng qua về bí ẩn khó hiểu này, chúng ta phải hợp nhất các nghiên cứu khoa học gần đây nhất với huyền thoại và tôn giáo của khu vực.
Bí ẩn của hồ Roopkund là gì?
|
Hồ Roopkund. Ảnh: Getty |
Còn được gọi là Rudrakund, hồ Bí ẩn hoặc hồ Xương người, Roopkund tồn tại dưới chân dãy núi Trisul ở vùng cực Bắc của bang Uttarakhand, Ấn Độ. Hồ rộng khoảng 152 mét vuông và sâu từ 1,8 – 2,5 mét. Tháng 8 và tháng 9 là những tháng duy nhất có thể nhìn thấy hồ, trong khi phần còn lại của năm hồ nằm ẩn dưới một lớp tuyết dày.
Kiểm lâm viên H.K. Madhwal là người chính thức đầu tiên báo cáo về các bộ xương sau khi ông bắt gặp trong chuyến thám hiểm tìm kiếm thực vật vào năm 1942. Ông thấy toàn bộ khu vực đều có rất nhiều xác người nằm rải rác. Thịt như cao su phồng lên vẫn dính vào hầu hết các cơ thể. Khuôn mặt cười của người chết khiến cảnh tượng gớm ghiếc hơn rất nhiều. Những người khuân vác hỗ trợ công việc đã rất sợ hãi đến nỗi họ ngay lập tức đứng dậy và bỏ chạy vì nghĩ đã bị rơi xuống một vùng đất ma quái.
Sau khi những người khuân vác chạy ra khỏi hồ, ông Madhwal và trợ lý ở lại để nhìn kỹ hơn. Họ thấy rằng một số cơ thể và những dép da lớn hơn so với bình thường. Phong cách giày dép đó không đến từ khu vực địa phương. Ngoài ra, còn có những thanh tre, dụng cụ bằng gỗ và ô dính trên tuyết. Các chuyên gia không có câu trả lời cụ thể để giải thích các thi thể là ai hoặc làm thế nào họ đến đó.
Sau phát hiện của ông Madhwal, không có cuộc điều tra chính thức nào diễn ra vì Ấn Độ đã cố thủ trong Thế chiến thứ II dưới sự cai trị của Anh. Đến 1955, chính phủ đã đưa ra thông cáo báo chí về hồ Xương người. Vào thời điểm đó, các quan chức đã mở một cuộc thám hiểm điều tra nhưng cấu trúc của các bộ xương đã thay đổi.
Truyền thuyết và ý nghĩa của những ngọn núi
|
Những bộ xương người chồng chất. Ảnh: Getty |
Sự bí ẩn của những bộ xương ở hồ Roopkund gắn chặt với thiên nhiên huyền bí của dãy núi Nanda Devi. Những đỉnh núi cao chót vót này nằm ở phía Đông Bắc của hồ và là một phần của Công viên Quốc gia Nanda Devi. Vùng linh thiêng chứa những ngôi đền rải rác khắp nơi.
Nanda Devi, có nghĩa là nữ thần ban cho hạnh phúc, là nữ thần quan trọng và được tôn kính nhất ở vùng Garhwal của Uttarakhand. Nanda Devi đại diện cho người phối ngẫu của Shiva, Parvati, người đầu tiên đến Trái đất với tư cách là con gái của Himavan, vua của dãy núi Himalaya, và do đó, luôn luôn được liên kết với những ngọn núi.
Thần thoại nữ thần luôn tồn tại và ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống của cư dân địa phương. Họ có các lễ hội lớn thường xuyên để vinh danh. Ngoài ra, các tín đồ hành hương cũng bất chấp nguy hiểm qua núi để tìm kiếm phước lành.
Ngoài ra, thần thoại địa phương cũng trực tiếp đề cập đến sự hình thành Trisul và hồ Roopkund. Cả hai nằm trong bóng tối của ngọn núi Nanda Devi. Trong một phiên bản của câu chuyện, Mahadev (Shiva), đấng tối cao hay vĩ đại, đã đập cây đinh ba của mình xuống đất để tạo ra một nơi mà người phối ngẫu Nanda Devi có thể làm dịu cơn khát. Điều này đã tạo ra ngọn núi Trisul và hai hồ nước.
Trong khi nữ thần Nanda Devi uống nước ở một trong những hồ nước, ngài đã nhìn vào và thấy hình ảnh của chính mình rất đẹp. Do đó, cái tên Roopkund có nghĩa là hồ phản chiếu hay hồ sắc đẹp.
Vậy liệu một huyền thoại địa phương có thể giải thích về các bộ xương?
Nanda là một nữ thần có nhiều khuôn mặt và tâm trạng, đôi khi thể hiện sự phẫn nộ, ghen tị hoặc bất an. Theo những câu chuyện mà người dân địa phương kể và hát, bản chất thất thường của nữ thần có thể là nguyên nhân đã dẫn đến những bộ xương nằm trong hồ. Khi câu chuyện xảy ra, dường như Vua Jasdhawal của Kannauj và hoàng hậu đang mang thai của ông, Balampa, đã đưa đoàn tùy tùng của họ đi hành hương đến Nanda Devi. Họ cũng đảm bảo mang theo những thú vui trần thế của họ dưới hình dạng những vũ công xinh đẹp. Tuy nhiên, họ đã phá vỡ những điều cấm kỵ truyền thống quan trọng về cuộc hành hương.
Các quy tắc cho rằng âm nhạc, trẻ em, phụ nữ, người già, đồ da, các diễn viên thấp hơn bị nghiêm cấm bước vào khu vực. Hành vi phạm tội đầu tiên là đưa phụ nữ và trẻ em đến con đường hành hương. Sau đó, khi nhà vua yêu cầu các vũ nữ nhảy múa ở vùng đất linh thiêng, sự xấc xược của ngài đã khiến nữ thần cảm thấy bị xúc phạm. Cuối cùng, khi Balampa sinh con ở gần hồ, nàng đã đổ máu xuống đất thánh. Do đó, trong cơn thịnh nộ của mình, nữ thần Nanda Devi đã đẩy tất cả các cô gái nhảy múa vào thế giới đen tối. Sau đó, ngài gây ra một cơn bão dữ dội, mưa đá khiến nhóm người còn lại cũng chết tại hồ Roopkund.
Tai nạn và tự tử tại hồ
Theo nhà nghiên cứu Mỹ Negi, có rất nhiều cái chết do tai nạn đến nỗi chính phủ đã cấm hành hương vài trăm năm trước và chỉ gỡ bỏ lệnh cấm vào cuối thế kỷ 19. Những người rơi xuống từ Gali đã chết trên vách đá và bờ biển Roopkund, sau đó bị trộn lẫn với các bộ xương khác tại hồ trong nhiều năm qua.
Có một niềm tin rộng rãi rằng nhiều người hành hương cũng đã sử dụng hồ để tự hiến. Chữ khắc tại các điểm dừng và đền thờ dọc theo con đường hành hương cho thấy ý định của một số người hành hương muốn tự tử tại hồ. Theo ông Negi, đã có rất nhiều trường hợp khiến chính phủ phải cấm tự tử ở đây vào năm 1931.
Các nghiên cứu ban đầu cho thấy có hai nhóm người khác biệt về mặt di truyền đã chết trong một sự kiện lớn. Nhóm đầu tiên cao hơn và khỏe hơn với đầu dài hơn. Nhóm còn lại có tầm vóc nhỏ hơn, khung nhẹ hơn và đầu tròn hơn. Một số cá nhân trong nhóm lớn hơn dường như có họ hàng với nhau.
Một số hộp sọ tròn có những vết lõm trong đó, khiến các nhà khoa học suy đoán rằng nhóm này có thể là những người khuân vác mang những túi nặng đeo trên đầu. Dường như các vật thể tròn nặng đập vào đầu của nhiều cá nhân khi họ vẫn còn sống. Điều này thể hiện rõ ở những xương sọ bị gãy gần khu vực trước hoặc trên cùng của hộp sọ, và đối với những người này, đây có thể là nguyên nhân tử vong do chảy máu, sưng não và/hoặc hạ thân nhiệt. Tuy nhiên, không phải mọi cá nhân đều có chấn thương đầu.
Tất cả các nghiên cứu cho thấy có hàng trăm bộ xương bao gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở nhiều độ tuổi khác nhau. Những cái chết có thể xảy ra cách đây 500-800 năm nhưng cũng có một số nhà khoa học cho rằng họ chết hàng loạt trong một sự kiện cách ngày nay khoảng 12 thế kỷ.