Rover thám hiểm Pragyan và tàu đổ bộ Vikram thuộc sứ mệnh Chandrayaan-3 của Ấn Độ. Tàu đổ bộ Chandrayaan-3 đã hạ cánh xuống Mặt Trăng vào ngày 23/8 và sau đó thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học ở cực nam của Mặt Trăng.Ba ngày sau khi hạ cánh xuống Mặt Trăng, thiết bị đo hoạt động địa chấn Mặt Trăng (ILSA) gắn với tàu đổ bộ Vikram đã bắt được tín hiệu rõ ràng về sự rung động từ nơi sâu thẳm của thiên thể này.Theo nhận định của các chuyên gia tại Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO), đó rất có thể là bằng chứng của một trận động đất xảy ra trên Mặt Trăng.Phát hiện này vô cùng quan trọng bởi vì trước đó một tàu Apollo của NASA lần đầu tiên ghi nhận được dấu hiệu của địa chấn trên Mặt Trăng là vào những năm 1970. Sau đó, Mặt Trăng trở lại trạng thái hoàn toàn tĩnh lặng dù nhiều tàu vũ trụ liên tục quan sát, theo dõi nhưng không phát hiện dấu hiệu bất thường nào tại thiên thể này.Nếu sự rung động từ nơi sâu thẳm của Mặt Trăng mà tàu đổ bộ Vikram ghi nhận được xác nhận thực sự đến từ trận động đất thì đây sẽ là bằng chứng giúp khẳng định phát hiện của NASA vào những năm 1970.Đồng thời, khám phá trên còn chứng tỏ giả thuyết cấu trúc Mặt Trăng phức tạp, không giống loại đá đồng nhất như ở mặt trăng Phobos và Deimos của sao Hỏa.Vào ngày 4/9, Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) cho biết rover thám hiểm Pragyan và tàu đổ bộ Vikram đã hoàn thành nhiệm vụ kéo dài 2 tuần. Sau đó, 2 phương tiện này được chuyển sang chế độ ngủ với các thiết bị khoa học đã tắt do pin của chúng cạn kiệt.Theo dự kiến, Pragyan và Vikram sẽ hoạt động trở lại vào ngày 22/9. Đây cũng là giai đoạn Mặt Trời mọc tiếp theo ở nửa tối của Mặt Trăng.Với việc hạ cánh thành công xuống Mặt Trăng, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới đạt được thành tích này (sau Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc).Mời độc giả xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa. Nguồn: VTV24.
Rover thám hiểm Pragyan và tàu đổ bộ Vikram thuộc sứ mệnh Chandrayaan-3 của Ấn Độ. Tàu đổ bộ Chandrayaan-3 đã hạ cánh xuống Mặt Trăng vào ngày 23/8 và sau đó thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học ở cực nam của Mặt Trăng.
Ba ngày sau khi hạ cánh xuống Mặt Trăng, thiết bị đo hoạt động địa chấn Mặt Trăng (ILSA) gắn với tàu đổ bộ Vikram đã bắt được tín hiệu rõ ràng về sự rung động từ nơi sâu thẳm của thiên thể này.
Theo nhận định của các chuyên gia tại Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO), đó rất có thể là bằng chứng của một trận động đất xảy ra trên Mặt Trăng.
Phát hiện này vô cùng quan trọng bởi vì trước đó một tàu Apollo của NASA lần đầu tiên ghi nhận được dấu hiệu của địa chấn trên Mặt Trăng là vào những năm 1970. Sau đó, Mặt Trăng trở lại trạng thái hoàn toàn tĩnh lặng dù nhiều tàu vũ trụ liên tục quan sát, theo dõi nhưng không phát hiện dấu hiệu bất thường nào tại thiên thể này.
Nếu sự rung động từ nơi sâu thẳm của Mặt Trăng mà tàu đổ bộ Vikram ghi nhận được xác nhận thực sự đến từ trận động đất thì đây sẽ là bằng chứng giúp khẳng định phát hiện của NASA vào những năm 1970.
Đồng thời, khám phá trên còn chứng tỏ giả thuyết cấu trúc Mặt Trăng phức tạp, không giống loại đá đồng nhất như ở mặt trăng Phobos và Deimos của sao Hỏa.
Vào ngày 4/9, Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) cho biết rover thám hiểm Pragyan và tàu đổ bộ Vikram đã hoàn thành nhiệm vụ kéo dài 2 tuần. Sau đó, 2 phương tiện này được chuyển sang chế độ ngủ với các thiết bị khoa học đã tắt do pin của chúng cạn kiệt.
Theo dự kiến, Pragyan và Vikram sẽ hoạt động trở lại vào ngày 22/9. Đây cũng là giai đoạn Mặt Trời mọc tiếp theo ở nửa tối của Mặt Trăng.
Với việc hạ cánh thành công xuống Mặt Trăng, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới đạt được thành tích này (sau Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc).
Mời độc giả xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa. Nguồn: VTV24.