Báo cáo hàng tuần của Cơ quan An ninh y tế Vương quốc Anh đã đề cập về việc có ít nhất 3 biến thể tái tổ hợp của chủng Delta với Omicron và được gọi là Deltacron.Deltacron không chỉ được phát hiện ở Anh mà còn ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Australia, các nước châu Âu.Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia di truyền học người Nga Dmitry Pruss nói với báo Izvestia cho hay để hình thành một virus tái tổ hợp, hai chủng virus corona khác nhau trước tiên phải nhân lên cùng một lúc trong cùng tế bào của cùng một người, mà đây được coi là một diễn biến hiếm gặp.Khi virus đầu tiên bắt đầu nhân bản, hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt các hệ thống phòng thủ khác nhau. Do đó, virus thứ hai có thể không đủ sức vượt qua các rào cản được dựng lên.Tuy nhiên, khi biến thể Omicron xuất hiện, tình hình lây nhiễm đồng thời hai chủng virus đã có sự thay đổi.Nguyên do là bởi phản ứng miễn dịch được kích hoạt chống lại biến thể Delta khó có thể ngăn chặn thêm sự xâm nhập của biến thể virus corona mới.Các nhà khoa học đã ghi nhận một số trường hợp nhiễm biến thể Deltacron sau khi mắc hai biến thể Omicron và Delta cùng một lúc.Tuy nhiên, hiện các nhà nghiên cứu chưa thể xác định biến thể tái tổ hợp của chủng Delta và Omicron đột biến lần đầu ở đâu và khi nào.Các chuyên gia cũng chưa thể khẳng định biến thể Deltacron có gây bệnh nặng hơn hay dễ lây lan hơn so với biến thể Delta và Omicron hay không.Việc biến chủng Deltacron xuất hiện trong bối cảnh biến thể Omicron đang tiếp tục lây lan trên toàn cầu khiến số ca bệnh COVID-19 tăng vọt. Theo đó, nhiều nước trên thế giới thực hiện các giải pháp khác nhau nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh.Mời độc giả xem video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan Covid-19. Nguồn: THDT.
Báo cáo hàng tuần của Cơ quan An ninh y tế Vương quốc Anh đã đề cập về việc có ít nhất 3 biến thể tái tổ hợp của chủng Delta với Omicron và được gọi là Deltacron.
Deltacron không chỉ được phát hiện ở Anh mà còn ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Australia, các nước châu Âu.
Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia di truyền học người Nga Dmitry Pruss nói với báo Izvestia cho hay để hình thành một virus tái tổ hợp, hai chủng virus corona khác nhau trước tiên phải nhân lên cùng một lúc trong cùng tế bào của cùng một người, mà đây được coi là một diễn biến hiếm gặp.
Khi virus đầu tiên bắt đầu nhân bản, hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt các hệ thống phòng thủ khác nhau. Do đó, virus thứ hai có thể không đủ sức vượt qua các rào cản được dựng lên.
Tuy nhiên, khi biến thể Omicron xuất hiện, tình hình lây nhiễm đồng thời hai chủng virus đã có sự thay đổi.
Nguyên do là bởi phản ứng miễn dịch được kích hoạt chống lại biến thể Delta khó có thể ngăn chặn thêm sự xâm nhập của biến thể virus corona mới.
Các nhà khoa học đã ghi nhận một số trường hợp nhiễm biến thể Deltacron sau khi mắc hai biến thể Omicron và Delta cùng một lúc.
Tuy nhiên, hiện các nhà nghiên cứu chưa thể xác định biến thể tái tổ hợp của chủng Delta và Omicron đột biến lần đầu ở đâu và khi nào.
Các chuyên gia cũng chưa thể khẳng định biến thể Deltacron có gây bệnh nặng hơn hay dễ lây lan hơn so với biến thể Delta và Omicron hay không.
Việc biến chủng Deltacron xuất hiện trong bối cảnh biến thể Omicron đang tiếp tục lây lan trên toàn cầu khiến số ca bệnh COVID-19 tăng vọt. Theo đó, nhiều nước trên thế giới thực hiện các giải pháp khác nhau nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Mời độc giả xem video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan Covid-19. Nguồn: THDT.