Theo một trang chuyên về nông nghiệp của Trung Quốc, gà chọi Trung Nguyên là giống gà chọi nổi tiếng nhất tại quốc gia này. Ưu điểm lớn nhất của gà chọi Trung Nguyên là tinh thần chiến đấu ngoan cường. Tuy nhiên, gà chọi Việt Nam cũng không kém phần nổi trội.Dù gà chọi Việt Nam không khỏe bằng gà chọi Trung Nguyên nhưng lại có cổ rất dài, khung xương cao và chân thon, gà chọi Việt Nam có nhiều kỹ năng "hiểm" khi chọi như "đá hầu", "cưa đè hai mang", "chạy kiệu"... mà nhiều giống gà chọi khác không có được.Theo một số trang tin nông nghiệp của nước ta, gà chọi Việt Nam thường được phân làm hai loại chính là gà đòn và gà cựa. Gà đòn là loại gà cổ trụi, chân cao, cốt lớn dùng để đá chân trơn hoặc bịt cựa. Gà đòn được chia ra hai loại rõ rệt. Đó là loại gà mã lại (còn gọi mã mái) và gà mã chỉ.Gà đòn thường được sách vở mô tả là loại gà chân trơn, không cựa, hoặc cựa mọc không dài, cựa vừa lú như hạt bắp. Gà này lớn con được dùng theo thuật đá đòn bịt cựa.Danh từ “gà đòn” phát xuất từ miền Trung đựơc dùng để gọi riêng loại gà đá đòn bằng quản và bàn chân. Ngày nay danh từ gà đòn đã được công chúng dùng một cách rộng rãi để gọi chung các loại gà nòi đấu ở trường gà đòn trong đó có những loại gà miền Nam có cựa dài và biết sử dụng cựa.Lối đá của gà đòn khác hẳn gà cựa. Gà đòn dùng quản và bàn chân để quất. Gà cựa thì dùng cựa để đâm. Cựa của gà đòn có gốc to và mọc rất chậm so với gà cựa. Gà đòn chín tháng tuổi thì cựa cũng chỉ bằng hạt bắp.Gà cựa là lọai gà nhỏ và nhẹ hơn với bộ lông phát triển đầy đủ và có cựa bén nhọn và dài. Gà cựa phát xuất từ miền Nam và được đa số người miền Nam yêu chuộng đá gà theo lối gà cựa.Theo truyền thống xa xưa thì gà cựa được thả cho đá với cựa tự nhiên mọc ra nhưng ngày nay các tay chơi đá gà cựa đã biến hóa và tháp cựa căm (cựa nhọn làm bằng căm xe), hay cựa dao cho các trận gà sanh tử.Gà cựa có khuôn mặt rất “bảnh gà” và da mặt mỏng hơn. Mắt của giống gà này nhỏ và tròn, mí mắt mỏng. Cổ gà cựa ngắn và nhỏ hơn nhiều so với gà nòi.Gà cựa mọc cựa rất nhanh, hình thể cựa gà rất bén nhọn và dài. Nó có lông phủ kín tòan thân. Lông cổ mọc dài thành bờm và lông mã mọc dài phủ xuống hai bên hông trông rất đẹp.Đuôi gà cựa là loại lông ống nhỏ mềm mại, khó gẫy. Các lông phủ đuôi mọc dài và cong vòng như lông đuôi chim phụng. Gà cựa cân nặng trong khác biệt từ 2,2kg đến 3,2 kg.Các tay nuôi gà nòi Việt Nam thường chuyên biệt về một lọai gà đòn hay cựa chứ không chuyên cả hai loại.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Theo một trang chuyên về nông nghiệp của Trung Quốc, gà chọi Trung Nguyên là giống gà chọi nổi tiếng nhất tại quốc gia này. Ưu điểm lớn nhất của gà chọi Trung Nguyên là tinh thần chiến đấu ngoan cường. Tuy nhiên, gà chọi Việt Nam cũng không kém phần nổi trội.
Dù gà chọi Việt Nam không khỏe bằng gà chọi Trung Nguyên nhưng lại có cổ rất dài, khung xương cao và chân thon, gà chọi Việt Nam có nhiều kỹ năng "hiểm" khi chọi như "đá hầu", "cưa đè hai mang", "chạy kiệu"... mà nhiều giống gà chọi khác không có được.
Theo một số trang tin nông nghiệp của nước ta, gà chọi Việt Nam thường được phân làm hai loại chính là gà đòn và gà cựa. Gà đòn là loại gà cổ trụi, chân cao, cốt lớn dùng để đá chân trơn hoặc bịt cựa. Gà đòn được chia ra hai loại rõ rệt. Đó là loại gà mã lại (còn gọi mã mái) và gà mã chỉ.
Gà đòn thường được sách vở mô tả là loại gà chân trơn, không cựa, hoặc cựa mọc không dài, cựa vừa lú như hạt bắp. Gà này lớn con được dùng theo thuật đá đòn bịt cựa.
Danh từ “gà đòn” phát xuất từ miền Trung đựơc dùng để gọi riêng loại gà đá đòn bằng quản và bàn chân. Ngày nay danh từ gà đòn đã được công chúng dùng một cách rộng rãi để gọi chung các loại gà nòi đấu ở trường gà đòn trong đó có những loại gà miền Nam có cựa dài và biết sử dụng cựa.
Lối đá của gà đòn khác hẳn gà cựa. Gà đòn dùng quản và bàn chân để quất. Gà cựa thì dùng cựa để đâm. Cựa của gà đòn có gốc to và mọc rất chậm so với gà cựa. Gà đòn chín tháng tuổi thì cựa cũng chỉ bằng hạt bắp.
Gà cựa là lọai gà nhỏ và nhẹ hơn với bộ lông phát triển đầy đủ và có cựa bén nhọn và dài. Gà cựa phát xuất từ miền Nam và được đa số người miền Nam yêu chuộng đá gà theo lối gà cựa.
Theo truyền thống xa xưa thì gà cựa được thả cho đá với cựa tự nhiên mọc ra nhưng ngày nay các tay chơi đá gà cựa đã biến hóa và tháp cựa căm (cựa nhọn làm bằng căm xe), hay cựa dao cho các trận gà sanh tử.
Gà cựa có khuôn mặt rất “bảnh gà” và da mặt mỏng hơn. Mắt của giống gà này nhỏ và tròn, mí mắt mỏng. Cổ gà cựa ngắn và nhỏ hơn nhiều so với gà nòi.
Gà cựa mọc cựa rất nhanh, hình thể cựa gà rất bén nhọn và dài. Nó có lông phủ kín tòan thân. Lông cổ mọc dài thành bờm và lông mã mọc dài phủ xuống hai bên hông trông rất đẹp.
Đuôi gà cựa là loại lông ống nhỏ mềm mại, khó gẫy. Các lông phủ đuôi mọc dài và cong vòng như lông đuôi chim phụng. Gà cựa cân nặng trong khác biệt từ 2,2kg đến 3,2 kg.
Các tay nuôi gà nòi Việt Nam thường chuyên biệt về một lọai gà đòn hay cựa chứ không chuyên cả hai loại.