Hơn 1.000 năm qua, sứ mệnh chính của Sở đúc tiền Hoàng gia Anh (Royal Mint) là sản xuất tiền xu. Đây là nơi đã khắc hình ảnh các vị vua và hoàng hậu Anh trên kim loại, từ Alfred Đại Đế, vị vua của người West Saxon thế kỷ thứ 9, cho đến Vua Charles III ngày nay. Ảnh: Royal Mint.Nhưng khi thói quen sử dụng tiền mặt giảm sút, tổ chức lâu đời này buộc phải trải qua một cuộc cải tổ quy mô lớn để không bị lãng quên. Mục tiêu mới của họ là tái chế kim loại quý như vàng từ rác thải điện tử và biến chúng thành đồ trang sức. Ảnh: Royal MintVào cuối những năm 1960, Sở Đúc tiền Hoàng gia chuyển từ Tháp London đến một khu phức hợp rộng lớn ở ngoại ô Cardiff, xứ Wales. Tại nơi từng là lò đúc kim loại sản xuất tiền xu, giờ đây, các bao tải rác thải điện tử liên tục vận chuyển đến. Mỗi năm, xưởng đúc dự kiến xử lý khoảng 4.500 tấn rác thải điện tử, bao gồm các bảng mạch từ TV, máy tính và thiết bị y tế. Ảnh: Royal MintCác thiết bị điện tử cũ thường được ưu tiên hơn vì chúng có hàm lượng vàng cao hơn so với công nghệ hiện đại ngày nay. Những bảng mạch nhỏ với hàm lượng vàng nguyên chất cao sẽ được chuyển thẳng đến nhà máy hóa chất của xưởng để chiết xuất vàng. Ảnh: Royal MintPhần còn lại được đưa vào máy tách linh kiện. Thiết bị có hình trụ quay chậm, nhiều màu sắc, hoạt động bằng cách nung nóng các bảng mạch đến 230 độ C để làm tan chảy mối hàn, làm các linh kiện rơi ra. Ảnh: Royal MintSau đó, bảng mạch và các linh kiện như vi mạch, tụ nhôm được chuyển sang một máy phân loại lớn màu hồng. Các mảnh linh kiện di chuyển trên băng chuyền rung giống như rây lọc, rơi vào các thùng khác nhau tùy theo kích thước.Các linh kiện không chứa vàng cũng có giá trị. Những kim loại như sắt, đồng và niken được bán cho thị trường kim loại. Phần rác thải còn lại, sau khi nghiền nhỏ, có thể được bán cho các công ty xây dựng làm vật liệu xây dựng. Ảnh: Royal MintSở Đúc tiền Hoàng gia đã nhiều lần thay đổi để thích nghi với lịch sử như chuyển đổi từ sản xuất đồng xu bạc sang đồng xu vàng, rồi đến các kim loại ít giá trị hơn như đồng đỏ. Xưởng cũng mở rộng hoạt động sang sản xuất tiền tệ cho các quốc gia khác, hay các loại tiền xu kỷ niệm và thỏi vàng để đầu tư. Ảnh: Royal MintNhưng lần chuyển mình này lại hoàn toàn khác biệt. Trong đại dịch Covid-19, hành vi sử dụng tiền mặt giảm mạnh. Kể từ đó, nhu cầu dùng tiền xu mới gần như biến mất. Năm ngoái, Sở Đúc tiền chỉ phát hành 15,8 triệu đồng tiền xu của Anh, giảm 90% so với năm trước đó. Ảnh: Royal MintSở đặt cược hàng triệu bảng Anh vào nhà máy tái chế kim loại quý, bắt đầu hoạt động chính thức vào mùa hè năm ngoái. “Chẳng ai biết tiền xu sẽ ra sao trong 20 năm nữa”, bà Anne Jessop, giám đốc điều hành của Sở Đúc tiền, nói. Ảnh: Royal MintAnne Jessop dự đoán 2 lĩnh vực kinh doanh mới là tái chế rác thải điện tử và sản xuất trang sức sẽ dẫn dắt tương lai của xưởng đúc. Đặc biệt là khi các công ty và người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng những sản phẩm được sản xuất có đạo đức và bền vững, giữa bối cảnh lượng rác thải điện tử tăng vọt. Ảnh: Royal MintTính đến năm 2022, thế giới đã tạo ra 62 tỷ kg rác thải từ các thiết bị điện tử bị thải bỏ, nhưng chưa đến một phần tư trong số đó được thu gom và tái chế. Tại nhà máy hóa chất, quá trình tách vàng diễn ra khá nhanh chóng. Chỉ trong vài phút, vàng được hòa tan từ bảng mạch bằng một dung dịch độc quyền. Ảnh: Royal MintDung dịch bão hòa vàng này sau đó phải trải qua một quá trình hóa học khác để biến vàng trở lại trạng thái rắn. Bột vàng lọc ra từ dung dịch sẽ được rửa sạch và sấy khô. Nhìn bề ngoài, bột này trông giống như bột cà phê nhưng 100 gram có giá trị khoảng 6.700 bảng Anh, tương đương8.405 USD. Ảnh: Royal MintBột này tiếp tục được nung chảy ở nhiệt độ trên 1.100 độ C và làm nguội lại để tạo thành các thỏi vàng, rồi được gửi đi để tinh luyện đạt độ tinh khiết 99,9%. Ảnh: Royal MintVàng sau đó được đưa trở lại Sở Đúc tiền dưới dạng thanh dài, qua quá trình ủ mềm - nung nóng và làm nguội để vàng dẻo hơn. Mọi bộ phận của trang sức, kể cả móc nối mặt dây chuyền vào dây chuyền cổ, đều được chế tác thủ công tại sở. Ảnh: Royal MintThành phẩm cuối cùng là một dòng trang sức sang trọng mang tên 886. Tên này lấy theo năm đầu tiên xưởng đúc tiền sản xuất tiền xu. Giá của những món trang sức này tương xứng với vị trí cửa hàng flagship tại khu bất động sản đắt đỏ bậc nhất London. Một đôi bông tai tròn nhỏ bằng vàng 9 carat có giá 795 bảng Anh, khoảng 1.000 USD. Ảnh: Royal MintMời độc giả xem thêm video "Tái chế vàng từ linh kiện tại xưởng đúc Royal Mint". Nguồn: TRT World.
Hơn 1.000 năm qua, sứ mệnh chính của Sở đúc tiền Hoàng gia Anh (Royal Mint) là sản xuất tiền xu. Đây là nơi đã khắc hình ảnh các vị vua và hoàng hậu Anh trên kim loại, từ Alfred Đại Đế, vị vua của người West Saxon thế kỷ thứ 9, cho đến Vua Charles III ngày nay. Ảnh: Royal Mint.
Nhưng khi thói quen sử dụng tiền mặt giảm sút, tổ chức lâu đời này buộc phải trải qua một cuộc cải tổ quy mô lớn để không bị lãng quên. Mục tiêu mới của họ là tái chế kim loại quý như vàng từ rác thải điện tử và biến chúng thành đồ trang sức. Ảnh: Royal Mint
Vào cuối những năm 1960, Sở Đúc tiền Hoàng gia chuyển từ Tháp London đến một khu phức hợp rộng lớn ở ngoại ô Cardiff, xứ Wales. Tại nơi từng là lò đúc kim loại sản xuất tiền xu, giờ đây, các bao tải rác thải điện tử liên tục vận chuyển đến. Mỗi năm, xưởng đúc dự kiến xử lý khoảng 4.500 tấn rác thải điện tử, bao gồm các bảng mạch từ TV, máy tính và thiết bị y tế. Ảnh: Royal Mint
Các thiết bị điện tử cũ thường được ưu tiên hơn vì chúng có hàm lượng vàng cao hơn so với công nghệ hiện đại ngày nay. Những bảng mạch nhỏ với hàm lượng vàng nguyên chất cao sẽ được chuyển thẳng đến nhà máy hóa chất của xưởng để chiết xuất vàng. Ảnh: Royal Mint
Phần còn lại được đưa vào máy tách linh kiện. Thiết bị có hình trụ quay chậm, nhiều màu sắc, hoạt động bằng cách nung nóng các bảng mạch đến 230 độ C để làm tan chảy mối hàn, làm các linh kiện rơi ra. Ảnh: Royal Mint
Sau đó, bảng mạch và các linh kiện như vi mạch, tụ nhôm được chuyển sang một máy phân loại lớn màu hồng. Các mảnh linh kiện di chuyển trên băng chuyền rung giống như rây lọc, rơi vào các thùng khác nhau tùy theo kích thước.
Các linh kiện không chứa vàng cũng có giá trị. Những kim loại như sắt, đồng và niken được bán cho thị trường kim loại. Phần rác thải còn lại, sau khi nghiền nhỏ, có thể được bán cho các công ty xây dựng làm vật liệu xây dựng. Ảnh: Royal Mint
Sở Đúc tiền Hoàng gia đã nhiều lần thay đổi để thích nghi với lịch sử như chuyển đổi từ sản xuất đồng xu bạc sang đồng xu vàng, rồi đến các kim loại ít giá trị hơn như đồng đỏ. Xưởng cũng mở rộng hoạt động sang sản xuất tiền tệ cho các quốc gia khác, hay các loại tiền xu kỷ niệm và thỏi vàng để đầu tư. Ảnh: Royal Mint
Nhưng lần chuyển mình này lại hoàn toàn khác biệt. Trong đại dịch Covid-19, hành vi sử dụng tiền mặt giảm mạnh. Kể từ đó, nhu cầu dùng tiền xu mới gần như biến mất. Năm ngoái, Sở Đúc tiền chỉ phát hành 15,8 triệu đồng tiền xu của Anh, giảm 90% so với năm trước đó. Ảnh: Royal Mint
Sở đặt cược hàng triệu bảng Anh vào nhà máy tái chế kim loại quý, bắt đầu hoạt động chính thức vào mùa hè năm ngoái. “Chẳng ai biết tiền xu sẽ ra sao trong 20 năm nữa”, bà Anne Jessop, giám đốc điều hành của Sở Đúc tiền, nói. Ảnh: Royal Mint
Anne Jessop dự đoán 2 lĩnh vực kinh doanh mới là tái chế rác thải điện tử và sản xuất trang sức sẽ dẫn dắt tương lai của xưởng đúc. Đặc biệt là khi các công ty và người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng những sản phẩm được sản xuất có đạo đức và bền vững, giữa bối cảnh lượng rác thải điện tử tăng vọt. Ảnh: Royal Mint
Tính đến năm 2022, thế giới đã tạo ra 62 tỷ kg rác thải từ các thiết bị điện tử bị thải bỏ, nhưng chưa đến một phần tư trong số đó được thu gom và tái chế. Tại nhà máy hóa chất, quá trình tách vàng diễn ra khá nhanh chóng. Chỉ trong vài phút, vàng được hòa tan từ bảng mạch bằng một dung dịch độc quyền. Ảnh: Royal Mint
Dung dịch bão hòa vàng này sau đó phải trải qua một quá trình hóa học khác để biến vàng trở lại trạng thái rắn. Bột vàng lọc ra từ dung dịch sẽ được rửa sạch và sấy khô. Nhìn bề ngoài, bột này trông giống như bột cà phê nhưng 100 gram có giá trị khoảng 6.700 bảng Anh, tương đương8.405 USD. Ảnh: Royal Mint
Bột này tiếp tục được nung chảy ở nhiệt độ trên 1.100 độ C và làm nguội lại để tạo thành các thỏi vàng, rồi được gửi đi để tinh luyện đạt độ tinh khiết 99,9%. Ảnh: Royal Mint
Vàng sau đó được đưa trở lại Sở Đúc tiền dưới dạng thanh dài, qua quá trình ủ mềm - nung nóng và làm nguội để vàng dẻo hơn. Mọi bộ phận của trang sức, kể cả móc nối mặt dây chuyền vào dây chuyền cổ, đều được chế tác thủ công tại sở. Ảnh: Royal Mint
Thành phẩm cuối cùng là một dòng trang sức sang trọng mang tên 886. Tên này lấy theo năm đầu tiên xưởng đúc tiền sản xuất tiền xu. Giá của những món trang sức này tương xứng với vị trí cửa hàng flagship tại khu bất động sản đắt đỏ bậc nhất London. Một đôi bông tai tròn nhỏ bằng vàng 9 carat có giá 795 bảng Anh, khoảng 1.000 USD. Ảnh: Royal Mint
Mời độc giả xem thêm video "Tái chế vàng từ linh kiện tại xưởng đúc Royal Mint". Nguồn: TRT World.