Đồng hồ nguyên tử được sử dụng để ghi lại chính xác thời gian của một ngày ở mức độ mili giây. Kể từ khi được phát minh vào năm 1970, một ngày dài hơn 24 giờ một chút. Nhưng theo dữ liệu mới nhất được công bố, thời gian đang trôi qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng 50 năm trở lại đây.Vòng quay của Trái đất đang có tốc độ nhanh hơn bình thường, mà vì thế độ dài của một ngày hiện tại đang ngắn hơn so với 24 giờ. Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang phải tranh luận, để xem có nên xóa đi một giây để đưa thời gian trở về khớp với chuyển động quay của Trái đất hay không.Kể từ những năm 1970, đồng hồ nguyên tử đã lưu giữ những bản ghi siêu chính xác về độ dài một ngày. Và nhận thấy rằng trong 50 năm qua, Trái đất đã mất nhiều hơn 24 giờ để hoàn thành một vòng quay, dù chỉ nhiều hơn rất ít.Tuy nhiên vào giữa năm 2020, xu hướng này đã bị đảo ngược và Trái đất mất ít hơn 24 giờ để hoàn thành một vòng quay. Vào ngày 19 tháng 7 năm 2020, một ngày ngắn hơn 1,4602 mili giây so với 24 giờ thông thường, đây là ngày ngắn nhất kể từ khi đồng hồ nguyên tử hoạt động.Nếu cứ để sự chênh lệch này xảy ra mà không có giải pháp như việc thêm giây nhuận, thì các hệ thống vệ tinh và thiết bị liên lạc sẽ xảy ra sự cố. Chính vì vậy mà chủ đề gây tranh cãi hiện nay là có nên thêm vào giây nhuận âm hay không và nếu có là khi nào.Thực chất, vận tốc của Trái Đất phụ thuộc vào từng vị trí khác nhau. Xích đạo là nơi vận tốc quay đạt tốc độ nhanh nhất vì ở đó, chu vi của Trái Đất lớn nhất.Bán kính trung bình của Trái Đất là 6.371 km, tương đương chu vi 40.075 km, điều đó đồng nghĩa mỗi điểm trên đường xích đạo di chuyển 40.075 km trong gần 24 giờ. Như vậy, vận tốc quay của Trái Đất rơi vào khoảng 1.657 km/h.Nếu chỉ cần tăng vận tốc quay của Trái Đất thêm 1,6 km/h, mực nước biển quanh xích đạo sẽ dâng thêm vài cm. Dù có thể mất nhiều năm để nhận biết điều đó, nhiều sự thay đổi khác sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.Nếu Trái Đất quay nhanh hơn, vệ tinh sẽ không giữ vị trí xác định nữa. Điều này khiến các hoạt động liên lạc, phát sóng truyền hình và quân sự bị gián đoạn. Một số vệ tinh mang theo nhiên liệu nên có thể tự điều chỉnh vị trí và vận tốc, tuy nhiên một số khác thì không và cần được thay thế, tốn rất nhiều chi phí.Vận tốc Trái Đất tăng dẫn đến bầu khí quyển chuyển động nhanh theo và ảnh hưởng đến nhiệt độ. Theo Odenwald, những điều kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ trở nên tàn bạo hơn, các cơn bão sẽ xoáy mạnh hơn.Nếu Trái Đất quay nhanh hơn 160 km/h, những nơi cận hoặc chạy qua xích đạo như lưu vực sông Amazon, phía bắc Australia sẽ bị nhấn chìm dưới nước với độ sâu từ 9 đến gần 20 m.Nếu quay ở vận tốc cực nhanh, hơn 38.600 km/h trong hàng nghìn năm, lớp vỏ Trái Đất sẽ dịch chuyển, phẳng hơn ở 2 cực và phình ra quanh đường xích đạo khiến các trận động đất trở nên mạnh hơn.
Đồng hồ nguyên tử được sử dụng để ghi lại chính xác thời gian của một ngày ở mức độ mili giây. Kể từ khi được phát minh vào năm 1970, một ngày dài hơn 24 giờ một chút. Nhưng theo dữ liệu mới nhất được công bố, thời gian đang trôi qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng 50 năm trở lại đây.
Vòng quay của Trái đất đang có tốc độ nhanh hơn bình thường, mà vì thế độ dài của một ngày hiện tại đang ngắn hơn so với 24 giờ. Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang phải tranh luận, để xem có nên xóa đi một giây để đưa thời gian trở về khớp với chuyển động quay của Trái đất hay không.
Kể từ những năm 1970, đồng hồ nguyên tử đã lưu giữ những bản ghi siêu chính xác về độ dài một ngày. Và nhận thấy rằng trong 50 năm qua, Trái đất đã mất nhiều hơn 24 giờ để hoàn thành một vòng quay, dù chỉ nhiều hơn rất ít.
Tuy nhiên vào giữa năm 2020, xu hướng này đã bị đảo ngược và Trái đất mất ít hơn 24 giờ để hoàn thành một vòng quay. Vào ngày 19 tháng 7 năm 2020, một ngày ngắn hơn 1,4602 mili giây so với 24 giờ thông thường, đây là ngày ngắn nhất kể từ khi đồng hồ nguyên tử hoạt động.
Nếu cứ để sự chênh lệch này xảy ra mà không có giải pháp như việc thêm giây nhuận, thì các hệ thống vệ tinh và thiết bị liên lạc sẽ xảy ra sự cố. Chính vì vậy mà chủ đề gây tranh cãi hiện nay là có nên thêm vào giây nhuận âm hay không và nếu có là khi nào.
Thực chất, vận tốc của Trái Đất phụ thuộc vào từng vị trí khác nhau. Xích đạo là nơi vận tốc quay đạt tốc độ nhanh nhất vì ở đó, chu vi của Trái Đất lớn nhất.
Bán kính trung bình của Trái Đất là 6.371 km, tương đương chu vi 40.075 km, điều đó đồng nghĩa mỗi điểm trên đường xích đạo di chuyển 40.075 km trong gần 24 giờ. Như vậy, vận tốc quay của Trái Đất rơi vào khoảng 1.657 km/h.
Nếu chỉ cần tăng vận tốc quay của Trái Đất thêm 1,6 km/h, mực nước biển quanh xích đạo sẽ dâng thêm vài cm. Dù có thể mất nhiều năm để nhận biết điều đó, nhiều sự thay đổi khác sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
Nếu Trái Đất quay nhanh hơn, vệ tinh sẽ không giữ vị trí xác định nữa. Điều này khiến các hoạt động liên lạc, phát sóng truyền hình và quân sự bị gián đoạn. Một số vệ tinh mang theo nhiên liệu nên có thể tự điều chỉnh vị trí và vận tốc, tuy nhiên một số khác thì không và cần được thay thế, tốn rất nhiều chi phí.
Vận tốc Trái Đất tăng dẫn đến bầu khí quyển chuyển động nhanh theo và ảnh hưởng đến nhiệt độ. Theo Odenwald, những điều kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ trở nên tàn bạo hơn, các cơn bão sẽ xoáy mạnh hơn.
Nếu Trái Đất quay nhanh hơn 160 km/h, những nơi cận hoặc chạy qua xích đạo như lưu vực sông Amazon, phía bắc Australia sẽ bị nhấn chìm dưới nước với độ sâu từ 9 đến gần 20 m.
Nếu quay ở vận tốc cực nhanh, hơn 38.600 km/h trong hàng nghìn năm, lớp vỏ Trái Đất sẽ dịch chuyển, phẳng hơn ở 2 cực và phình ra quanh đường xích đạo khiến các trận động đất trở nên mạnh hơn.