Nhật Bản đến nay đã trải qua 5 làn sóng dịch bệnh COVID-19. Làn sóng cuối cùng, và cũng là nghiêm trọng nhất, gây ra bởi biến chủng siêu lây nhiễm Delta.Trong thời điểm dịch đạt đỉnh, Nhật Bản ghi nhận gần 26.000 ca mắc COVID-19 mỗi ngày. Tuy nhiên, con số này giảm xuống dưới mức 200 trong những tuần gần đây.Việc làn sóng lây nhiễm thứ năm do biến thể Delta gây ra ở Nhật đã đột ngột kết thúc khiến một số nhà khoa học bối rối. Họ đưa ra giả thuyết khác nhau để lý giải tình hình.Nhiều người cho rằng nguyên nhân là Nhật Bản có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trong số những nước phát triển. Đến nay, 75% dân số Nhật Bản đã tiêm đủ hai liều vắc xin.Tuy nhiên, theo chuyên gia dịch tễ tại Viện Burnet, tiêm chủng không phải lý do duy nhất khiến số ca nhiễm của Nhật Bản giảm đột ngột. Không thể lấy mỗi vắc xin để giải thích tình hình tại Nhật Bản. Còn 30% trong số 100 triệu dân chưa tiêm chủng, tức là vẫn còn chỗ cho virus lây lan.Dù nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa rõ ràng, nhưng nhiều chuyên gia nhận định lý do chính nằm ở những thay đổi về di truyền của nCoV trong quá trình nhân lên, tốc độ là khoảng hai đột biến mỗi tháng.Theo ông Ituro Inoue, Giáo sư Viện Di truyền Quốc gia Nhật, biến thể Delta ở nước này tích lũy quá nhiều đột biến trên loại protein phi cấu trúc có chức năng sửa lỗi di truyền mang tên nsp14, khiến virus dần mất đi chức năng tự sửa lỗi ở gien và cuối cùng đi đến việc tự hủy diệt.Ông Inoue tin rằng Nhật đã rất may mắn khi chứng kiến việc biến thể Delta loại bỏ các biến thể khác trước khi tự diệt trừ chính nó.Virus SARS-CoV-2 có tỉ lệ đột biến rất cao, giúp chúng nhanh chóng thích nghi với những thay đổi của môi trường. Tuy nhiên, điều này cũng mở ra một cánh cửa khác có lợi cho con người, khi các đột biến phát triển quá nhiều và xếp chồng lên nhau gây nên sự tuyệt chủng hoàn toàn của virus.Biến thể Delta ở Nhật có khả năng lây nhiễm mạnh và lấn át các biến thể khác. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng khi ngày càng nhiều đột biến xuất hiện, virus bị lỗi và mất khả năng tự nhân bản.Giả thuyết của Giáo sư Inoue cũng có thể giúp giải thích lý do đại dịch SARS đột ngột chấm dứt vào năm 2003. Khi tiến hành thí nghiệm, các nhà khoa học tạo ra các đột biến nhân tạo tại protein nsp14 của virus SARS. Kết quả cho thấy virus dừng tự nhân bản.Hiện tượng virus SARS-CoV-2 tự biến mất hoàn toàn có khả năng xảy ra ở các quốc gia khác, dù việc phát hiện có thể khó hơn vì không ở đâu protein nsp14 có nhiều đột biến như tại Nhật. Câu hỏi đặt ra là liệu COVID-19 có kết thúc tự nhiên giống SARS, khi virus tự hủy diệt, không thể nhân lên được nữa?Mời các bạn xem video: WHO khuyến cáo về thuốc chữa sốt rét trong điều trị Covid-19. Nguồn: THĐT.
Nhật Bản đến nay đã trải qua 5 làn sóng dịch bệnh COVID-19. Làn sóng cuối cùng, và cũng là nghiêm trọng nhất, gây ra bởi biến chủng siêu lây nhiễm Delta.
Trong thời điểm dịch đạt đỉnh, Nhật Bản ghi nhận gần 26.000 ca mắc COVID-19 mỗi ngày. Tuy nhiên, con số này giảm xuống dưới mức 200 trong những tuần gần đây.
Việc làn sóng lây nhiễm thứ năm do biến thể Delta gây ra ở Nhật đã đột ngột kết thúc khiến một số nhà khoa học bối rối. Họ đưa ra giả thuyết khác nhau để lý giải tình hình.
Nhiều người cho rằng nguyên nhân là Nhật Bản có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trong số những nước phát triển. Đến nay, 75% dân số Nhật Bản đã tiêm đủ hai liều vắc xin.
Tuy nhiên, theo chuyên gia dịch tễ tại Viện Burnet, tiêm chủng không phải lý do duy nhất khiến số ca nhiễm của Nhật Bản giảm đột ngột. Không thể lấy mỗi vắc xin để giải thích tình hình tại Nhật Bản. Còn 30% trong số 100 triệu dân chưa tiêm chủng, tức là vẫn còn chỗ cho virus lây lan.
Dù nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa rõ ràng, nhưng nhiều chuyên gia nhận định lý do chính nằm ở những thay đổi về di truyền của nCoV trong quá trình nhân lên, tốc độ là khoảng hai đột biến mỗi tháng.
Theo ông Ituro Inoue, Giáo sư Viện Di truyền Quốc gia Nhật, biến thể Delta ở nước này tích lũy quá nhiều đột biến trên loại protein phi cấu trúc có chức năng sửa lỗi di truyền mang tên nsp14, khiến virus dần mất đi chức năng tự sửa lỗi ở gien và cuối cùng đi đến việc tự hủy diệt.
Ông Inoue tin rằng Nhật đã rất may mắn khi chứng kiến việc biến thể Delta loại bỏ các biến thể khác trước khi tự diệt trừ chính nó.
Virus SARS-CoV-2 có tỉ lệ đột biến rất cao, giúp chúng nhanh chóng thích nghi với những thay đổi của môi trường. Tuy nhiên, điều này cũng mở ra một cánh cửa khác có lợi cho con người, khi các đột biến phát triển quá nhiều và xếp chồng lên nhau gây nên sự tuyệt chủng hoàn toàn của virus.
Biến thể Delta ở Nhật có khả năng lây nhiễm mạnh và lấn át các biến thể khác. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng khi ngày càng nhiều đột biến xuất hiện, virus bị lỗi và mất khả năng tự nhân bản.
Giả thuyết của Giáo sư Inoue cũng có thể giúp giải thích lý do đại dịch SARS đột ngột chấm dứt vào năm 2003. Khi tiến hành thí nghiệm, các nhà khoa học tạo ra các đột biến nhân tạo tại protein nsp14 của virus SARS. Kết quả cho thấy virus dừng tự nhân bản.
Hiện tượng virus SARS-CoV-2 tự biến mất hoàn toàn có khả năng xảy ra ở các quốc gia khác, dù việc phát hiện có thể khó hơn vì không ở đâu protein nsp14 có nhiều đột biến như tại Nhật. Câu hỏi đặt ra là liệu COVID-19 có kết thúc tự nhiên giống SARS, khi virus tự hủy diệt, không thể nhân lên được nữa?