Nhờ hóa thạch xương sọ được tìm thấy ở một con sông gần Charleston, Nam Carolina, Mỹ, các nhà khoa học đã tái tạo hình dạng và các đặc điểm sinh học khác của loài cá heo nhỏ không răng có tên Inermorostrum.
Chúng dài khoảng hơn 1 m, bằng nửa kích thước của cá heo mũi chai thông thường.
Loài cá heo không răng nhỏ bé này lại là một nhánh sơ khai từ một trong hai nhóm chính của Bộ Cá voi có tên Odontoceti hay "cá voi có răng".
Nhóm nghiên cứu đã phát triển khả năng giống với radar để điều hướng và phát hiện vật thể bằng cách phát ra âm thanh, còn gọi là định vị bằng tiếng vang.
|
Hình ảnh mô phỏng loài cá heo Inermorostrum tồn tại cách đây khoảng 30 triệu năm. Ảnh: AFP. |
AFP trích lời Robert Boessenecker, giáo sư tại trường Charleston, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết loài cá heo kỳ lạ này chỉ mất 4 triệu năm để tiến hóa từ cá voi tổ tiên với bộ răng tiêu biến.
Trong thời gian này, phần mõm và miệng của chúng co lại, phần mũi bị uốn cong và siêu cơ ở môi phát triển. Các đặc điểm này được cho là phù hợp với việc tìm kiếm con mồi ở đáy đại dương và hút thức ăn là các sinh vật thân mềm.
Cá heo lùn không phải là loài "cá voi có răng" duy nhất trải qua quá trình tiến hóa nhanh chóng vào thời đó. Cách đây 25 đến 35 triệu năm, các loài cá voi khác thuộc nhóm Odontoceti đã phát triển phần mõm dài có răng chuyên dùng để bắt cá.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng cả hai loài cá heo mõm ngắn và dài đã tiến hoá độc lập rất nhiều lần, cho thấy lựa chọn tự nhiên không phải là một quá trình tùy tiện.