Phân bố ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, cây ổ phượng hay ổ rồng (chi Platycerium) được coi là loài dương xỉ độc đáo bậc nhất thế giới.Chúng là thực vật biểu sinh, sống bám vào thân và cành cao của các cây gỗ trong rừng nhiệt đới nhờ rễ chùm mọc ra từ một thân rễ ngắn.Khi trưởng thành, cây ổ phượng xuất hiện hai loại lá, trong đó một loại lá tỏa dẹt tỏa rộng, phân nhánh như sừng hươu, rủ xuống với chiều dài có thể đạt tới 2 mét.Loại lá này chứa các nang bào tử ở mặt sau, khi chín sẽ phát tán hàng triệu bào tử nhờ gió. Gặp điều kiện môi trường thuận lợi, bảo tử sẽ phát triển thành cây con.Loại lá còn lại của cây ổ phượng mọc chĩa lên trên, tạo thành phiến dẹt bao quanh thân cây, có thể đạt tới đường kính 1,5 mét.Loại lá dẹt này có vai trò như chiếc giỏ hứng lá rụng từ trên cao xuống. Những chiếc lá này sẽ phân hủy và trở thành nguồn cung cấp dinh dưỡng.Đây là một cách thức sinh tồn "thông minh" trong điều kiện sống ít dinh dưỡng mà cây ổ phượng đã hình thành trong quá trình tiến hóa.Ở Việt Nam, có hai loài ổ phượng đã được ghi nhận chính thức là ổ phượng to (Platycerium holttumii) và ổ phượng tràng (Platycerium coronarium).Nhờ kích thước lớn và vẻ ngoài cuốn hút, cây ổ phượng đã được nhân giống rộng rãi để phục vụ nhu cầu của những người chơi cây cảnh khắp thế giới.Tại một số thành phố ở Đông Nam Á, trong đó có Hà Nội, cây ổ phượng còn được sử dùng như một loại cây trang trí đô thị.Mời quý độc giả xem video: Ba Chỉ hóa thạch | VTV TSTC.
Phân bố ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, cây ổ phượng hay ổ rồng (chi Platycerium) được coi là loài dương xỉ độc đáo bậc nhất thế giới.
Chúng là thực vật biểu sinh, sống bám vào thân và cành cao của các cây gỗ trong rừng nhiệt đới nhờ rễ chùm mọc ra từ một thân rễ ngắn.
Khi trưởng thành, cây ổ phượng xuất hiện hai loại lá, trong đó một loại lá tỏa dẹt tỏa rộng, phân nhánh như sừng hươu, rủ xuống với chiều dài có thể đạt tới 2 mét.
Loại lá này chứa các nang bào tử ở mặt sau, khi chín sẽ phát tán hàng triệu bào tử nhờ gió. Gặp điều kiện môi trường thuận lợi, bảo tử sẽ phát triển thành cây con.
Loại lá còn lại của cây ổ phượng mọc chĩa lên trên, tạo thành phiến dẹt bao quanh thân cây, có thể đạt tới đường kính 1,5 mét.
Loại lá dẹt này có vai trò như chiếc giỏ hứng lá rụng từ trên cao xuống. Những chiếc lá này sẽ phân hủy và trở thành nguồn cung cấp dinh dưỡng.
Đây là một cách thức sinh tồn "thông minh" trong điều kiện sống ít dinh dưỡng mà cây ổ phượng đã hình thành trong quá trình tiến hóa.
Ở Việt Nam, có hai loài ổ phượng đã được ghi nhận chính thức là ổ phượng to (Platycerium holttumii) và ổ phượng tràng (Platycerium coronarium).
Nhờ kích thước lớn và vẻ ngoài cuốn hút, cây ổ phượng đã được nhân giống rộng rãi để phục vụ nhu cầu của những người chơi cây cảnh khắp thế giới.
Tại một số thành phố ở Đông Nam Á, trong đó có Hà Nội, cây ổ phượng còn được sử dùng như một loại cây trang trí đô thị.
Mời quý độc giả xem video: Ba Chỉ hóa thạch | VTV TSTC.